backup og meta

Thời điểm thích hợp cho bé ăn chocolate

Thời điểm thích hợp cho bé ăn chocolate

Cho bé ăn chocolate ở thời điểm thích hợp giúp ích cho hệ tim mạch và thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dưới 3 tuổi ăn chocolate.

Bạn và bé cưng đều yêu thích chocolate. Thế nhưng, khi nào nên cho bé dùng món này? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Khi nào trẻ có thể ăn chocolate?

Tốt nhất, bạn nên đợi cho bé đủ 36 tháng tuổi rồi cho bé ăn vì trước đó, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để xử lý món ăn này. Chocolate có chứa caffeine và theobromine, một hợp chất liên quan đến caffeine. Ngoài ra, lượng đường trong một số loại chocolate có thể khiến trẻ trị béo phì, thừa cân sau này.

Theobromine chỉ có 1/10 tác dụng của caffeine và là chất kích thích yếu. Tuy nhiên, hàm lượng caffeine trong chocolate thường là mối lo ngại, ngay cả đối với trẻ đã hơn sáu tháng tuổi và có khả năng ăn các thức ăn rắn khác. Còn sau 3 tuổi, bạn có thể cho bé ăn chocolate vì nó sẽ đem đến một số lợi ích về sức khỏe khi con ăn với lượng vừa phải.

Chocolate có tốt cho bé?

Chocolate mang lại lợi ích sức khỏe cho bé như:

  1. Hỗ trợ các chức năng não: Các hợp chất flavanol được tìm thấy trong chocolate giúp tăng cường trí nhớ, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức.
  2. Giúp ích cho hệ tuần hoàn: Ăn chocolate thường xuyên giúp cải thiện hiệu suất của tim và mạch máu. Các flavanol tìm thấy trong chocolate cũng ngăn ngừa chứng máu đông và cải thiện lưu thông máu.
  3. Giúp giảm tổn thương tế bào: Chocolate giàu chất chống oxy hóa, giúp làm giảm tình trạng tế bào bị tổn hại và nâng cao hiệu quả các chức năng của tế bào.
  4. Nâng cao tâm trạng: Chocolate kích thích sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh được gọi là endorphin, vốn được biết đến để tạo ra cảm giác hạnh phúc cho con người. Ngoài ra, chocolate còn có chứa hợp chất khác gọi là serotonin, cũng được biết đến là góp phần tạo cảm giác hạnh phúc.

Cách cho bé ăn chocolate

Các chuyên gia khuyến cáo sữa chocolate là dạng an toàn nhất cho trẻ nhỏ. Lý do là mỗi 226ml sữa chocolate chỉ chứa 5mg caffeine. Do đó, bé sẽ tiêu thụ ít caffeine hơn khi dùng sữa so với dùng các dạng khác.

Bạn cũng có thể cân nhắc việc lựa chọn sữa công thức có hương vị chocolate. Khi chọn, hãy chọn loại ít đường, không chất bảo quản và giàu dinh dưỡng.

Bạn có thể sử dụng bột ca cao để làm sữa chocolate tại nhà không?

bot-ca-cao-lam-so-co-la-cho-be

Bạn có thể chuẩn bị sữa chocolate ở nhà bằng cách chọn pha bột ca cao nguyên chất. Bột ca cao thường là loại bột chocolate nguyên chất. Điều đó có nghĩa là bạn có thể điều chỉnh lượng đường thêm vào. Tuy nhiên, nó không có thêm vi chất dinh dưỡng. Nếu bạn chọn sữa công thức hoặc thức uống có nguồn gốc từ mạch nha, không có chất bảo quản thì chúng sẽ chứa các vi chất dinh dưỡng thiết yếu.

Có thể cho bé ăn món tráng miệng có chứa chocolate không?

Các chuyên gia nói rằng nếu trẻ ăn 1 ít món tráng miệng có chứa chocolate như thanh chocolate đen, bánh chocolate và bánh pudding thì không sao cả. Nếu chỉ ăn 1 ít thì lượng caffeine chưa đủ để gây hại cho trẻ sơ sinh.

Chocolate có thể ảnh hưởng xấu đến bé không?

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn chocolate gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Có lẽ rủi ro duy nhất của việc ăn chocolate là lượng đường được thêm vào các sản phẩm chocolate và caffeine. Uống quá nhiều sữa chocolate chứa đường có thể khiến trẻ bị thừa cân, béo phì. Bạn có thể tránh điều đó bằng cách chọn những thực phẩm ít đường hoặc không đường.

Mặc dù hàm lượng caffeine có trong chocolate vẫn là một vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ e ngại nhưng với một số lượng nhất định thì sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào. Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên cho trẻ ở độ tuổi đi học uống quá 45mg caffeine mỗi ngày. Đối với trẻ mới biết đi, con số này sẽ thấp hơn.

Bé có thể bị dị ứng với chocolate không?

Một số bé có thể  bị dị ứng với chocolate. Chocolate được làm từ hạt cây ca cao, có khả năng gây dị ứng. Các chỉ số của dị ứng chocolate cũng tương tự như các dị ứng thực phẩm khác. Một số triệu chứng dị ứng thường gặp là phát ban, co thắt dạ dày, nôn, buồn nôn, mặt sưng và hôn mê.

Khi nào nên tránh cho bé ăn chocolate?

Việc ăn chocolate ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tránh cho bé ăn trong những trường hợp sau:

  1. Trước khi đi ngủ: Một lượng nhỏ caffeine trước khi đi ngủ có thể làm cho bé khó ngủ. Vì vậy, tránh cho bé dùng sữa chocolate hoặc bất kỳ sản phẩm chocolate nào khác trong một vài giờ trước khi đi ngủ.
  2. Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đây là một tình trạng cấp tính với các triệu chứng như đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện… Chocolate là một trong những loại thực phẩm gây ra các triệu chứng của IBS. Do đó, không nên cho bé ăn nếu bé được chẩn đoán mắc phải vấn đề này.
  3. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Chocolate có tính axit, nên tránh cho bé ăn nếu bé bị bệnh này.

Nếu bé bị dị ứng thực phẩm, bạn phải cẩn thận hơn khi cho bé ăn chocolate. Bạn có thể hỏi bác sĩ nhi trước khi cho bé ăn.

Chocolate có thể gây sâu răng và viêm nướu cho trẻ nhỏ không?

Ăn quá nhiều các sản phẩm chocolate chứa đường có thể gây sâu răng và các vấn đề về lợi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đường có trong chocolate mới là thủ phạm chứ không phải chocolate. Vì vậy, bạn nên chọn những loại chocolate có lượng đường thấp, nằm trong mức cho phép để hạn chế những vấn đề do đường gây ra.

Chocolate là một món ăn phổ biến đối với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Do đó, trừ khi bé có những bệnh lý liên quan đến việc ăn chocolate thì không có lý do gì khiến bạn cho bé tránh xa nó cả. Bạn nên cho bé ăn chocolate ở dạng sữa và với mức độ vừa phải nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

When Can Babies Have Chocolate And Does It Cause Any Problems? http://www.momjunction.com/articles/when-can-babies-have-chocolate_00441102/ Ngày truy ập 15/3/2018

Can Babies Have Chocolate? https://www.healthline.com/health/parenting/can-babies-have-chocolate Ngày truy cập 15/3/2018

Phiên bản hiện tại

29/03/2018

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 29/03/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo