backup og meta

Cháo tôm kỵ với rau gì? Tránh xa 3 nhóm thực phẩm quen thuộc

Cháo tôm kỵ với rau gì? Tránh xa 3 nhóm thực phẩm quen thuộc

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng nên thường được các mẹ bỉm lựa chọn để nấu cháo cho bé. Thế nhưng, không phải bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể nấu cùng với tôm. Vậy, cháo tôm kỵ với rau gì?

Cháo tôm có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau để có được một khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Mặc dù vậy, không phải cha mẹ nào cũng biết được tôm kỵ với rau gì để bảo đảm an toàn cho trẻ nhỏ. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn đi tìm lời đáp cho vấn đề “Cháo tôm kỵ với rau gì?”, từ đó giúp các mẹ xây dựng thực đơn cháo tôm ăn dặm một cách khoa học.

Thành phần dinh dưỡng có trong tôm

Trước khi tìm lời đáp cho thắc mắc cháo tôm kỵ với rau gì, các mẹ bỉm hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua những thành phần dinh dưỡng nổi bật có trong tôm.

Thịt tôm là nguồn cung cấp protein dồi dào, góp phần phát triển các mô cơ của bé. Nhờ có hàm lượng cao axit béo omega-3, omega-6 và chất chống oxy hóa astaxanthin, tôm trở thành thực phẩm rất tốt cho não và tim mạch. Không những thế, loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết đối với sức khỏe trẻ em, chẳng hạn như:

  • Vitamin B3
  • Vitamin B12
  • Sắt
  • Kẽm
  • Magiê
  • Phốt pho
  • Selen

Ngoài ra, tôm cũng là thực phẩm giàu iốt, một vi chất quan trọng cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp.

Giải đáp thắc mắc: Cháo tôm kỵ với rau gì?

Cháo tôm kỵ với rau gì? Tránh xa 3 nhóm thực phẩm quen thuộc
Cháo tôm kỵ với rau gì? Tránh xa 3 nhóm thực phẩm quen thuộc

Nhiều cha mẹ thắc mắc “Tôm kỵ với rau gì?” để có thể nấu được chén cháo thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn cho bé ăn dặm. Để tránh nấu nhầm cháo tôm với các loại rau không thích hợp dẫn đến món ăn không tốt cho sức khỏe, hãy ghi nhớ những loại rau mà tôm kỵ sau đây:

1. Các loại rau giàu vitamin C

Câu trả lời đầu tiên đối với băn khoăn “Cháo tôm kỵ với rau gì?” là các loại rau củ quả giàu vitamin C, chẳng hạn như ớt chuông, bông cải xanh, bông cải trắng, cải thìa, rau chân vịt, cà chua, rau diếp, dưa chuột…

Tính axit có trong những loại rau củ quả giàu vitamin C có thể tương tác với protein trong tôm và gây ra các vấn đề tiêu hóa cũng như cảm giác khó chịu trong dạ dày.

Hơn nữa, tôm còn chứa nhiều asen pentoxit (As2O5) – một chất không có hại đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi gặp vitamin C có trong các loại rau củ quả, asen pentoxit sẽ tạo ra phản ứng hóa học trong dạ dày, biến đổi thành asen trioxide. Đây là chất độc nếu được tiêu thụ quá nhiều có thể gây:

  • Suy tim
  • Tổn thương gan, thận
  • Tổn thương mạch máu, dẫn đến tử vong do chảy máu ồ ạt.

2. Bí đỏ

Theo y học cổ truyền Trung Hoa:

  • Bí đỏ có tính hàn, vị ngọt
  • Tôm có tính ấm, vị ngọt và mặn. 

Sự kết hợp của hai loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, kiết lỵ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, mặc dù tôm thường được nấu cùng bí đỏ trong các món súp, cháo… tại những nhà hàng phục vụ món Âu nhưng cha mẹ không nên nấu cháo tôm bí đỏ cho bé ăn dặm nhé.

3. Các loại rau giàu sắt

Khi đề cập đến chủ đề cháo tôm kỵ với rau gì, một trong những câu trả lời cần tìm là các loại rau giàu chất sắt như rau muống, rau dền, rau ngót

Tôm chứa một lượng vừa phải chất sắt tự nhiên. Nếu tiêu thụ tôm cùng những loại rau củ quả giàu sắt có thể khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn sắt cùng một lúc. Tuy điều này có thể có lợi cho những người bị thiếu sắt nhưng lại có thể gây hại cho những trẻ không cần bổ sung thêm sắt.

Cháo tôm nấu với rau gì cho bé?

cháo tôm nấu với rau gì

Ba loại rau củ quả trên đã giải đáp thắc mắc “Tôm kỵ với rau gì?” của nhiều mẹ bỉm. Vậy, cháo tôm nấu với gì cho bé thì an toàn và đầy đủ dinh dưỡng? Dưới đây là hai món cháo tôm kết hợp với những nguyên liệu đơn giản, an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ mà bạn có thể tham khảo:

1. Cháo tôm hạt sen

Sự kết hợp giữa cháo tôm và hạt sen sẽ cho ra thành phẩm bổ dưỡng, ngon miệng cho bé thưởng thức. Hạt sen là một thực phẩm lành mạnh và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như protein, kali, magiê, phốt pho…

Cháo tôm hạt sen có màu cam hồng của thịt tôm cắt nhỏ xen lẫn với màu vàng nhạt của hạt sen cùng kết cấu mềm tan, béo bùi chắc chắn sẽ làm cho các bé thích mê.

2. Cháo tôm khoai lang

Khoai lang tán mịn cùng với tôm xay nhuyễn là món cháo rất phù hợp cho những bé mới tập ăn dặm. Không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, cháo tôm khoai lang còn có vị ngọt tự nhiên, màu vàng bắt mắt xen lẫn màu hồng cam của tôm và độ béo bùi dễ ăn. Bé nhất định sẽ rất háo hức với món cháo giàu dinh dưỡng này đấy!

Như vậy là bài viết không chỉ bật mí cho bạn lời đáp đối với băn khoăn “Cháo tôm kỵ với rau gì?” mà còn gợi ý cho bạn những thực phẩm nên nấu cùng tôm cho bé ăn dặm. Với những thông tin trên, bạn hãy bắt tay xây dựng thực đơn khoa học với cháo tôm cho bé ngay hôm nay nhé! Bên cạnh đó, các mẹ bỉm đừng quên truy cập chuyên mục Nuôi dạy con trên Hello Bacsi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích! 

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

(PDF) Shrimps – a nutritional perspective https://www.researchgate.net/publication/287283789_Shrimps_-_a_nutritional_perspective Ngày truy cập: 17/06/2024

Evaluating the effects of different processing methods on the nutritional composition of shrimp and the antioxidant activity of shrimp powder – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8717169/ Ngày truy cập: 17/06/2024

Mechanistic role of astaxanthin derived from shrimp against certain metabolic disorders https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/fsn3.2623 Ngày truy cập: 17/06/2024

Benefit-risk assessment of consuming fish and shrimp from a large eutrophic freshwater lake, China – ScienceDirect https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0889157522004537 Ngày truy cập: 17/06/2024

When, What, and How to Introduce Solid Foods | Nutrition | CDC https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html Ngày truy cập: 17/06/2024

Phiên bản hiện tại

21/11/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo