backup og meta
Hello Bacsi App Icon

Hello Bacsi

Có sẵn trên Google Play

Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Cách rơ lưỡi bằng rau ngót trị tưa lưỡi cho bé và những lưu ý cần nhớ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc · Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 14/08/2023

    Cách rơ lưỡi bằng rau ngót trị tưa lưỡi cho bé và những lưu ý cần nhớ

    Rau ngót thường được dùng để nấu canh, nhưng ít người biết rằng loại rau này cũng có thể được sử dụng để rơ lưỡi cho trẻ. Vậy, bạn đã biết cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé chưa?

    Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho trẻ.

    Dùng lá rau ngót để rơ lưỡi cho bé có hiệu quả không? 

    advertisement iconQuảng cáo

    Rau ngót – một loại rau có tên khoa học là Sauropus androgynus, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của trẻ em, bao gồm chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin Avitamin C. Rau ngót cũng có nhiều kali hơn chuối và nhiều phốt pho hơn đậu nành. Không những thế, loại rau này còn chứa lutein và axit galic cũng như có khả năng chống oxy hóa cao.

    Theo y học cổ truyền, rau ngót được dùng để chữa lành vết thương, kích thích tiết sữa, giảm rối loạn tiết niệu, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường và giúp hạ sốt.

    Việc rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé có thể mang lại hiệu quả vì:

    • Rau ngót có tác dụng chữa lành vết thương
    • Rau ngót có đặc tính kháng viêm
    • Rau ngót có khả năng chống oxy hóa
    • Rau ngót có hoạt tính kháng khuẩn

    Từ những đặc tính này, có thể thấy, việc dùng rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ có thể mang lại những hiệu quả tích cực, vừa giúp làm sạch lưỡi cho bé, vừa phòng ngừa vi khuẩn hình thành trong khoang miệng. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng hỗn hợp rau ngót và mật ong để rơ lưỡi cho bé thì có thể làm tăng gấp đôi hiệu quả.

    app promote banner

    Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho trẻ

    rơ lưỡi bằng rau ngót

    Như vậy là bạn đã biết được rơ lưỡi bằng rau ngót cho trẻ có hiệu quả không. Vậy, cách rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót được thực hiện như thế nào? Hãy để HelloBacsi hướng dẫn bạn cách sử dụng rau ngót rơ lưỡi cho bé.

    Nguyên liệu và vật dụng cần chuẩn bị để rơ lưỡi bằng rau ngót cho trẻ:

    • 100g lá rau ngót tươi, xanh, không bị héo hay giập úa.
    • Nước sôi để nguội, dùng để làm dung dịch rơ lưỡi cho trẻ.
    • Gạc rơ lưỡi y tế: Bạn có thể mua gạc rơ lưỡi y tế xỏ ngón ở nhà thuốc. Nếu không tìm mua được gạc rơ lưỡi chuyên dụng, bạn có thể sử dụng một miếng vải mùng mỏng hoặc khăn mỏng có chất liệu mềm mại.
    • Cối và chày.
    • Rây hoặc vải mùng để lọc nước cốt rau ngót. 

    Mẹo

    Bạn nên chọn mua rau ngót sạch, ít hoặc không phun thuốc trừ sâu để tránh gây hại cho sức khỏe của trẻ.
    advertisement iconQuảng cáo

    Cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé:

    • Bước 1: Rửa sạch rồi ngâm rau ngót trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ hết thuốc trừ sâu, ký sinh trùng, vi khuẩn, sau đó vớt ra để ráo.
    • Bước 2: Cho rau ngót vào cối, thêm một vài hạt muối rồi giã nát rau ngót. Bạn cũng có thể dùng máy xay cầm tay để xay rau ngót nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị, tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên giã bằng tay để mang lại hiệu quả tốt hơn.
    • Bước 3: Thêm một ít nước sôi để nguội vào cối khi đã giã xong rau ngót, sau đó trộn đều. Tránh cho quá nhiều nước sẽ làm loãng dung dịch rơ lưỡi, giảm hiệu quả rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé.
    • Bước 4: Dùng rây hoặc vải mùng để lọc lấy nước cốt rau ngót vào chén nhỏ, bỏ phần bã.
    • Bước 5: Rửa tay thật sạch với xà phòng, điều này giúp hạn chế nguy cơ lây lan các mầm bệnh nhiễm trùng hoặc bội nhiễm cho bé.
    • Bước 6: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ hoặc quấn khăn/vải quanh ngón trỏ, sau đó chấm gạc vào dung dịch rau ngót rồi kỳ cọ, chà xát lưỡi, lau sạch miệng cho bé thật nhẹ nhàng. Chú ý rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót kỹ hơn ở những vùng lưỡi có đốm trắng.

    Bạn nên thực hiện phương pháp rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót trước khi trẻ đi ngủ và sau khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa để điều trị và phòng tránh các bệnh về răng miệng ở trẻ nhỏ như tưa miệng, nhiệt miệng, viêm lưỡi bản đồ

    Mẹo

    Bạn cũng có thể cho thêm mật ong vào chén nước cốt rau ngót để tăng thêm hiệu quả sát khuẩn khi rơ lưỡi cho bé. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh ngộ độc.

    Lưu ý khi rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé

    cách rơ lưỡi bằng rau ngót

    Phương pháp rơ lưỡi bằng rau ngót có thể mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh về răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi thực hiện cách rơ lưỡi bằng lá rau ngót cho trẻ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

    advertisement iconQuảng cáo
  • Chỉ nên áp dụng cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho những bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Nguyên nhân là vì nếu chẳng may nước rau ngót theo nước bọt xuống đường ruột đang còn non yếu của trẻ nhỏ thì có nguy cơ cao gây rối loạn hệ tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, kích thích đường ruột hay thậm chí là ngộ độc ở trẻ nhỏ.
  • Cố gắng không để dung dịch nước rơ lưỡi chảy xuống họng trẻ, cũng như không được để bé nuốt nước rơ lưỡi, tránh gây tiêu chảy hay nôn mửa cho bé.
  • Khi rơ lưỡi bằng rau ngót, bạn không nên đưa tay quá sâu vào miệng trẻ để hạn chế gây nôn trớ sữa và thức ăn trong bụng bé.
  • Không áp dụng phương pháp rơ lưỡi bằng rau ngót và mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, vì việc dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi có thể gây ngộ độc cho trẻ.
  • Đối với những bé bị tưa lưỡi, bạn không nên chà xát mạnh hay cậy các lớp tưa lưỡi ra để tránh gây đau đớn, chảy máu cho trẻ, nếu không, tình trạng tưa lưỡi có thể nghiêm trọng hơn.
  • Chỉ nên áp dụng phương pháp này 3-4 lần/ngày. Không nên quá lạm dụng cách rơ lưỡi bằng rau ngót, tránh gây phản tác dụng.
  • Cách dùng rau ngót rơ lưỡi chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa. Nếu trẻ mắc các bệnh về răng miệng, bạn nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.
  • Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách rơ lưỡi bằng rau ngót cho bé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

    Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 14/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo