backup og meta

Chấn thương miệng ở trẻ: Xử lý vết thương thế nào, khi nào cần đi bác sĩ?

Chấn thương miệng ở trẻ: Xử lý vết thương thế nào, khi nào cần đi bác sĩ?

Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ gặp phải tình trạng té ngã dẫn đến chấn thương miệng. Vậy lúc này bố mẹ cần phải ứng biến như thế nào?

Những tổn thương mà trẻ thường gặp phải khi bị chấn thương miệng bao gồm bé bị dập môi, trẻ bị rách lưỡi, trẻ bị ngã rách môi trong, trẻ bị rách thắng môi trên hoặc trẻ ngã cắn vào lưỡi. Bé cũng có thể bị chấn thương miệng trong khi ăn dẫn đến vết rách trong miệng. Vết thương này thoạt nhìn có vẻ trông rất tệ và gây chảy máu khá nhiều, nhưng bạn hãy yên tâm vì nếu cầm máu tốt sẽ không có bất cứ trở ngại nào xảy ra với trẻ.

Dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương miệng là gì?

Khi bị chấn thương miệng, bạn có thể sẽ thấy các dấu hiệu sau:

  • Tổn thương răng: Răng có thể bị nứt, sứt mẻ, lung lay, nằm lệch vị trí hoặc rơi ra. Bạn có thể cảm thấy cạnh sắc nhọn hoặc thô ráp nhô ra trên răng.
  • Chảy máu hoặc bầm tím: Trẻ bị chấn thương miệng có thể bị dập môi, dẫn đến việc môi cũng có thể sẽ xuất hiện vết bầm hoặc vết nứt. Nướu hoặc các mô mềm khác bên trong miệng bị chảy máu nếu trẻ bị ngã rách lợi.
  • Gãy xương hàm: Hàm hoặc miệng bị bất động do xương hàm bị gãy.
  • Hàm răng không ăn khớp: Răng có thể không khớp nhau khi khép hai hàm lại.

Bạn có thể xem thêm: Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ và các lưu ý sau quá trình phục hồi

Bị chấn thương miệng phải làm sao?

sơ cứu chấn thương miệng ở trẻ

Trẻ bị chấn thương miệng thường tỏ ra hoang mang, lo sợ, vì vậy, bố mẹ cần phải hết sức bình tĩnh để xử lý, tránh làm trẻ thêm hoảng sợ và kích động hơn. Hai trong số những bước sơ cứu cơ bản bao gồm:

1. Cầm máu cho trẻ

Bé bị dập môi làm sao mau lành? Nếu bé té dập môi dẫn đến việc trẻ bị chảy máu ở môi trên hoặc môi dưới, bố mẹ nên cầm máu bằng cách đè thật nhẹ nhàng chỗ bị chảy máu lên phần răng hoặc nướu trong vòng 10 phút. Còn đối với vết thương phía ngoài miệng hoặc lưỡi, bạn hãy nén chặt chỗ bị chảy máu bằng gạc vô trùng hoặc miếng vải sạch đã được làm ướt với nước lạnh.

Không được nhấc tay ra khỏi vết thương trong 10 phút cho đến khi thấy máu ngưng chảy hẳn. Khi phía bên trong môi trên đã ngừng chảy máu, không nên kéo môi lên để kiểm tra vì mỗi lần làm vậy sẽ khiến môi tiếp tục chảy máu.

2. Giảm đau

Bé bị té dập môi làm sao mau lành hay trẻ bị ngã dập môi bôi thuốc gì là thắc mắc của nhiều phụ huynh? Những chấn thương miệng có thể làm bé đau trong 1 hoặc 2 ngày. Hãy cố gắng chườm đá cho bé thường xuyên nhất có thể. Nếu bé thấy đau trong lúc ngủ, bạn có thể cho con uống acetaminophen (hay thuốc paracetamol) hoặc ibuprofen nhưng phải hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn về độ tuổi và liều dùng thích hợp ở mỗi trẻ.

Cho bé ăn thức ăn mềm trong khoảng 1 hoặc vài ngày. Tránh bất kỳ loại thực phẩm có vị mặn hoặc chua để không bị nhói buốt. Để tránh thức ăn dính vào vết thương, bạn nên cho bé súc miệng ngay sau khi ăn.

Bạn có thể xem thêm: Bình tĩnh sơ cứu chấn thương vùng mắt của con!

Trẻ bị chấn thương miệng như thế nào thì nên đưa đi bác sĩ?

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng chấn thương miệng rơi vào những trường hợp sai đây:

  • Trẻ vẫn tiếp tục chảy máu không ngừng sau khi đã đè ép lên vết thương được 10 phút
  • Vết rách trong miệng khá sâu hoặc đến mức phải cần may lại
  • Vết thương nghiêm trọng ở vùng miệng hoặc tác động đến những vùng sâu của cổ họng
  • Vết thương gây ra bởi vật bẩn hoặc rỉ sét
  • Trẻ bị đau buốt dữ dội, giãy giụa không yên
  • Bạn cho rằng bé cần được khám bác sĩ (nghi ngờ trẻ bị gãy xương hàm hoặc vết thương đã bị nhiễm trùng)

Sau khi đã thăm khám và có biện pháp sơ cứu, bố mẹ vẫn phải đưa con đến bệnh viện nếu:

  • Vết thương bị nhiễm trùng, đặc biệt có cảm giác đau và sưng sau 48 giờ
  • Bé bị sốt cao
  • Bạn cảm thấy tình trạng của bé đang trở nên tệ hơn.

Bạn có thể xem thêm: Trẻ bị bỏng: Cách sơ cứu và chăm sóc vết bỏng an toàn, ít đau, không sẹo

Làm thế nào để tránh chấn thương miệng cho cả người lớn lẫn trẻ em?

kiểm tra <a target=

  • Bạn có thể phòng ngừa tình huống xấu xảy ra bằng cách dạy bé không chạy nhảy, chơi đùa khi đang ngậm những đồ vật có cạnh sắc trong miệng.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Nếu nướu răng và răng khỏe mạnh, vết thương sẽ có khả năng phục hồi nhanh chóng hơn rất nhiều.
  • Trong trường hợp nhà có xe hơi, bạn nên sử dụng dây an toàn để ngăn ngừa hoặc làm giảm chấn thương miệng nếu xảy ra tai nạn khi lái xe. Luôn luôn đặt bé ngồi ghế giành cho trẻ em để tránh bị thương.
  • Mang đệm bảo vệ răng trong khi chơi thể thao. Bạn có thể tìm mua ở phòng khám nha khoa hoặc tại cửa hàng bán đồ thể thao.
  • Đội mũ bảo hiểm và che chắn mặt khi chơi các môn thể thao dễ bị chấn thương mặt, miệng và đầu.
  • Nếu đang đeo thiết bị chỉnh hình răng, chẳng hạn như đai niềng, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ răng hàm mặt để sử dụng và chăm sóc sao cho phù hợp. Tìm hiểu cặn kẽ về các thiết bị chỉnh hình răng hàm.
  • Không ăn thức ăn quá cứng, dai, giòn hoặc dính.
  • Đừng kéo đẩy niềng răng.
  • Bảo quản các dụng cụ làm răng được cung cấp bởi nha sĩ.
  • Nếu bạn niềng răng, hãy hỏi ý kiến nha sĩ xem có cần đến chắn bảo vệ miệng hay không.

Bạn có thể xem thêm: Làm thế nào khi bé ngã từ trên giường xuống đất? Khi nào cần cấp cứu?

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mouth Trauma

http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_and_treatments_in_adults_and_children/article_em.htm 

Ngày truy cập 2/2/2021

Treating and Preventing Mouth Injuries in Children

https://www.whattoexpect.com/toddler/childhood-injuries/mouth-injuries-in-children.aspx

Ngày truy cập 2/2/2021

First aid: Oral trauma (mouth and teeth injuries) in infants and toddlers

https://healthengine.com.au/info/first-aid-oral-trauma-children

Ngày truy cập 2/2/2021

Mouth injuries and dislodged teeth https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Mouth_injuries_and_dislodged_teeth/ Ngày truy cập: 22/08/2022

Cuts and Wounds of the Mouth and Lips https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=cuts-and-wounds-of-the-mouth-and-lips-90-P02836 Ngày truy cập: 22/08/2022

Cuts and Wounds of the Mouth and Lips https://www.chop.edu/conditions-diseases/cuts-and-wounds-mouth-and-lips Ngày truy cập: 22/08/2022

Phiên bản hiện tại

22/08/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 22/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo