backup og meta

Bạn có nên chườm đá khi bị chấn thương do chạy bộ?

Bạn có nên chườm đá khi bị chấn thương do chạy bộ?

Chườm đá khi chấn thương do chạy bộ không phải lúc nào cũng tốt, thậm chí cách sơ cứu này còn có thể gây trở ngại cho quá trình làm lành.

Trong các đại hội thể thao ở trường hay thành phố, bạn sẽ bắt gặp các túi chườm đá rơi vãi ở mọi nơi. Hay trong các cửa hàng dụng cụ thể thao, bạn đều tìm thấy các loại túi đá tái sử dụng hay dạng tay áo chườm đá được thiết kế đặc biệt. Nếu bạn hỏi ý kiến bác sĩ nên làm gì khi bạn bị chấn thương lúc chạy bộ, câu trả lời thường gặp nhất vẫn là bạn hãy “chườm lạnh” nơi bị thương đi.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và các huấn luyện viên đã nghiên cứu nhiều hơn về cơ chế viêm, dẫn đến sự thay đổi trong điều trị khi bạn bị chấn thương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng viêm là một phản ứng tự nhiên có lợi cho cơ thể nên việc ức chế quá trình này sẽ gây trở ngại cho quá trình lành tổn thương.

Vậy liệu chườm đá có tác dụng tương tự như thuốc kháng viêm và đâu là cách tốt nhất để xử lý các chấn thương do chạy bộ?

Hiệu quả của chườm đá khi xử lý các chấn thương

Dựa theo kinh nghiệm của hàng ngàn vận động viên điền kinh trên thế giới, chườm đá có vẻ là một biện pháp an toàn và dễ thực hiện. Đặc biệt, chườm đá có hiệu quả nhanh đối với các chấn thương cấp tính như bong gân.

Một nghiên cứu năm 1982 gồm 37 người bị bong gân, so sánh hiệu quả của chườm đá và chườm nóng trên thời gian phục hồi sau chấn thương. Nghiên cứu cho thấy những người chườm nhiệt mất gấp đôi thời gian hồi phục so với những người chườm đá ngay lập tức.

Thời gian chườm đá cũng có tác động lớn. Khi bạn trì hoãn chườm đá sau 1 ngày rưỡi (36 giờ), sẽ làm tăng gấp đôi thời gian hồi phục của bong gân nặng so với chườm đá trong vòng 36 giờ đầu tiên sau chấn thương.

Một số nghiên cứu khác còn đề nghị “chườm đá gián đoạn” hiệu quả hơn so với chườm đá liên tục kéo dài.

Một nghiên cứu năm 2006 bởi 3 nhà nghiên cứu ở Anh đã chia 89 người bong gân thành 2 nhóm:

  • Nhóm 1: được chườm đá vùng chấn thương liên tục trong 20 phút cách nhau mỗi 2 giờ, trong 3 ngày đầu tiên sau chấn thương.
  • Nhóm 2: cũng chườm đá cách nhau mỗi 2 giờ nhưng chườm 10 phút rồi nghỉ 10 phút và chườm lại 10 phút.

Kết quả ghi nhận được, nhóm 2 ít đau khi vận động hơn trong tuần đầu tiên sau chấn thương. Sau đó, cả hai nhóm đều có cùng mức độ đau và hết hẳn vào 5 tuần sau.

chuom-da-khi-chan-thuong-01

Sơ cứu chườm đá phụ thuộc vào chấn thương

Để cách sơ cứu chườm đá mang lại hiệu quả cao, bạn cần phân biệt rõ các loại chấn thương để có cách xử lý tốt nhất:

  • Chấn thương cấp tính: là những chấn thương đột ngột, như khi bạn xoay mạnh cổ chân, thường gặp là bong gân hay căng cơ.
  • Chấn thương do quá tải: xảy ra khi có một hoạt động quá sức được lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ như lúc bạn tập luyện quá nhanh và quá nhiều.

Lời khuyên bạn nên chườm đá khi bị chấn thương xuất hiện mọi lúc mọi nơi, bạn sẽ nghĩ rằng chắc đã có hàng tá nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả của cách sơ cứu này với điều trị chấn thương. Thế nhưng thực tế không phải như vậy!

Chỉ có một thử nghiệm với mẫu nhỏ về lợi ích của chườm đá (hay liệu pháp làm lạnh) với các chấn thương cấp tính như bong gân và phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu về chườm đá trong chấn thương do quá tải, như các vận động viên điền kinh hay mắc phải.

Một vài tài liệu cho biết liệu pháp làm lạnh có thể điều trị chấn thương gân, viêm cân gan chân, hay đau xương cẳng chân. Nhưng các tài liệu chỉ đề cập thoáng qua, mà không hề có những nghiên cứu chuẩn để xác định lợi ích của chườm đá trong chấn thương do chạy bộ.

Vì vậy, cách sơ cứu chườm đá không phải lúc nào cũng tốt mà phụ thuộc vào loại chấn thương bạn gặp phải. Nếu chườm đá có lợi cho chấn thương do chạy bộ, bạn nên sử dụng biện pháp này đầu tiên ngay sau khi bị chấn thương:

1. Chấn thương cấp tính: Những chấn thương cấp tính như bong gân, có hiện tượng viêm xảy ra, thì chườm đá được biết có thể giúp hạn chế viêm tại chỗ bằng cách giảm lưu lượng máu đến chỗ bị chấn thương.

2. Chấn thương do quá tải: Những chấn thương do quá tải như viêm gân thì đã được chứng minh là không phải phản ứng viêm sau vài tuần, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng vẫn có “quá trình viêm” diễn ra ngắn trong vài ngày, hay vài tuần. Và nếu thật sự có điều đó xảy ra, thì chườm đá có thể có tác dụng cải thiện phần nào những chấn thương ấy. Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn sử dụng phương thức chườm gián đoạn: chườm 10 phút, ngưng 10 phút, rồi chườm 10 phút nữa.

Nhìn chung thì chườm đá có hiệu quả tốt với những chấn thương cấp tính. Còn đối với chấn thương quá tải do chạy bộ, bạn cũng có thể chườm ngay khi bị chấn thương trong thời gian ngắn để giảm đau. Hãy luôn nhớ khởi động, luyện tập vừa sức và nghỉ ngơi để phòng tránh những chấn thương nguy hiểm trong vận động bạn nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The reason you need to stop icing your running injuries right now

https://runnersconnect.net/ice-running-injuries/

Ngày truy cập 13.12.2017

Sports Injuries A-Z

https://www.webmd.com/fitness-exercise/sports-injuries-a-to-z

Ngày truy cập 13.12.2017

10 reasons – icing injuries is wrong

http://stoneathleticmedicine.com/2015/02/10-reasons-icing-injuries-is-wrong/

Ngày truy cập 13.12.2017

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Bác sĩ thể thao Morteza Tafakory (Morry)

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Pace là gì? Cách tính pace (nhịp độ) trong chạy bộ

Bulgarian split squat là gì? Cách tập bulgarian split squat hiệu quả


Tác giả:

Bác sĩ thể thao Morteza Tafakory (Morry)

Khoa học thể thao · Tafakory Therapy & Trainer


Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo