Mắt bị tổn thương do tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều từ việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng, làm việc với máy tính, xem tivi… quá thường xuyên và kéo dài. Mắt không được bảo hộ: Người làm việc dưới trời nắng, làm việc với lò hàn, máy chụp X-quang, máy xạ trị nhưng không đeo kính bảo hộ. Chế độ ăn: Một chế độ ăn ít rau củ quả, nhiều đường, mỡ cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc vẩn đục dịch kính. Thức khuya, ngủ không đủ giấc. Từng bị chấn thương hoặc đã phẫu thuật mắt. Các nguy cơ khác như: Người mắc các bệnh về khúc xạ mắt (cận thị, loạn thị, viễn thị), viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, bong rách võng mạc, viêm võng mạc sắc tố, bệnh võng mạc tiểu đường… Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán vẩn đục dịch kính
Thông thường người bệnh chỉ đi khám khi mắt xuất hiện các chấm đen. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá những vết vẩn đục này và kiểm tra võng mạc nhằm đảm bảo võng mạc không bị tổn thương hay có dấu hiệu bong, rách.
Bên cạnh đó, họ sẽ hỏi về triệu chứng, thị lực, tiền sử phẫu thuật hoặc các bệnh từng mắc phải. Những thông tin này sẽ trợ giúp cho quá trình chẩn đoán vẩn đục dịch kính.
Phương pháp điều trị mắt nhìn thấy đốm đen
Một số trường hợp nhẹ, những vết vẩn đục sẽ từ từ di chuyển rời xa thành của võng mạc. Lúc này, bạn sẽ không nhận ra chúng nữa và nghĩ rằng chúng đã biến mất. Cơ thể thích nghi, có thể não bộ cũng dần bỏ qua chúng theo thời gian. Trong những trường hợp này, không thể nói là vẩn đục dịch kính tự khỏi nhưng đốm đen sẽ không tác động tới thị lực nữa.
Tuy nhiên, có những trường hợp xuất hiện ngày càng nhiều chấm đen trong mắt cần được phẫu thuật.
Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật được dùng trong điều trị vẩn đục dịch kính là:
- Sử dụng tia laser để phá vỡ các đám vẩn đục. Bác sĩ nhãn khoa dùng tia laser đặc biệt nhằm mục đích phá vỡ các đám vẩn đục trong dịch kính và thu nhỏ chúng làm chúng rời xa thành võng mạc người bệnh sẽ không nhìn thấy chúng nữa. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp này không đạt được kết quả cao. Hơn nữa, rủi ro của việc điều trị bằng laser là làm tổn thương võng mạc nếu laser nhắm không chính xác. Vì vậy, phương pháp này không được sử dụng thường xuyên.
- Phẫu thuật cắt dịch kính. Bác sĩ nhãn khoa sẽ loại bỏ dịch kính bằng phương pháp cắt dịch kính, thay thế nó bằng một dung dịch mô phỏng dịch kính để giúp mắt duy trì hình dạng. Phương pháp này có thể không loại bỏ tất cả các đốm đen trong mắt và đám đục dịch kính mới có thể xuất hiện sau phẫu thuật. Rủi ro của phẫu thuật này bao gồm chảy máu, người bệnh có thể bị đục thủy tinh thể sớm, hoặc rách – bong võng mạc.
Cả 2 phương pháp này đều có nguy cơ gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn mắt, xuất huyết mắt, bong rách võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… Thế nên, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân áp dụng trong những trường hợp dịch kính bị đục gần như hoàn toàn.
Vẩn đục dịch kính tuy không quá phổ biến như đục thủy tinh thể nhưng cũng khiến rất nhiều người phải sống với tình trạng thị lực kém gây khó khăn trong mọi hoạt động, sinh hoạt hằng ngày.
Biến chứng
Vẩn đục dịch kính có nguy hiểm không?
Tình trạng mắt nhìn có chấm đen không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, tầm nhìn của người bệnh có thể bị che khuất hoàn toàn gây suy giảm thị lực hay trở thành tiền đề dẫn đến các bệnh về mắt nguy hiểm khác như: bong rách võng mạc, phù võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, glocom…
Do đó, nếu nhận thấy trong mắt có các vật thể trôi nổi hay thậm chí chỉ là một chấm, vệt nhỏ bất thường, bạn cần đi khám ngay ở các bệnh viện có chuyên khoa mắt uy tín. Điều này giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn và có phương án can thiệp kịp thời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!