Thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh
- Đo thị lực: Giảm thị lực
- Đo thị trường: Giảm thị trường, có ám điểm
- Đo nhãn áp: Nhãn áp cao hoặc dao động
- Chụp hình màu đáy mắt: tổn thương đĩa thị, xuất huyết gai, quy luật ISNT
- Chụp cắt lớp OCT: Giảm lớp sợ thần kinh, giảm tế bào hạch
Làm sao để phát hiện sớm bệnh glôcôm?
Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để có thể sớm phát hiện các bệnh glôcôm là thường xuyên khám mắt định kỳ, cho dù bạn có hay không có các vấn đề về mắt. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh cườm nước kịp thời để tránh mất thị lực vĩnh viễn.
Nhìn chung, mỗi nhóm đối tượng sẽ có thời gian khám mắt định kỳ khác nhau, chẳng hạn như:
Trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ nên được kiểm tra thị lực thường xuyên hơn trong suốt quá trình trưởng thành. Đặc biệt, trẻ bị cận thị cần khám mắt mỗi năm 1 lần.
Người trong độ tuổi 18 – 40
Nếu không gặp vấn đề về thị lực, nhóm đối tượng này chỉ cần khám mắt định kỳ mỗi 1 – 2 năm. Ngược lại, nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh glôcôm (như có người thân mắc bệnh glôcôm), hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa khoảng 6 – 12 tháng/lần hoặc thường xuyên hơn.
Người từ 40 tuổi trở lên
Càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị cườm nước. Vì vậy, hãy khám mắt mỗi 6 tháng – 1 năm/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện bệnh và sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Các phương pháp giúp điều trị glôcôm là gì?

Mục tiêu hàng đầu của việc điều trị bệnh glôcôm là kiểm soát nhãn áp ở dưới mức gây tổn thương thần kinh thị giác. Trong đó, chữa trị bằng thuốc nhỏ mắt để hạ nhãn áp là lựa chọn đầu tay, bởi vì:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!