
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng loạn thị nêu trên hay có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ xảy ra khi độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đồng đều và trơn láng. Nhiều bác sĩ nhãn khoa cho biết rằng nguyên nhân gây loạn thị có thể là do di truyền và bệnh có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh ra.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện sau một chấn thương mắt, bệnh lý nào đó về mắt hoặc phẫu thuật. Loạn thị không phải do đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, ngồi quá gần với ti vi hay nheo mắt và cũng không nặng lên vì những việc đó.
Loạn thị có thể kết hợp với các tật khúc xạ khác, bao gồm:
- Cận thị: giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường, dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở xa.
- Viễn thị: giác mạc cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường và dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở gần.
Những ai thường mắc bệnh loạn thị?
Loạn thị là tình trạng phổ biến và độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Loạn thị thường là do bẩm sinh và có thể đi cùng với cận thị hoặc viễn thị.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị?
Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn ở người trẻ.
Chẩn đoán & Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh loạn thị?
Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh, bao gồm:
- Kiểm tra thị lực: Bạn cần phải đọc các chữ cái trên bảng để kiểm tra thị lực nhằm xác định rõ ràng tầm nhìn trong một khoảng cách nhất định;
- Kiểm tra đo độ cong giác mạc: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ keratometer để đo độ cong và hình dạng bề mặt của giác mạc bằng cách tập trung một vòng tròn ánh sáng vào giác mạc và đo độ phản chiếu của nó.
- Kiểm tra đo độ tập trung ánh sáng: Bác sĩ sẽ dùng máy đo phoropter để đặt một loạt thấu kính trước mắt bạn và đo cách chúng hội tụ ánh sáng vào mắt. Dựa vào những phản ứng của mắc để xác định loại thấu kính phù hợp cho phép tầm nhìn của bạn được rõ ràng nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!