backup og meta

Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? Mẹo ăn chuối an toàn cần nhớ

Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? Mẹo ăn chuối an toàn cần nhớ

Chuối là một loại trái cây giàu dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì chuối có vị ngọt tự nhiên và chứa nhiều carbohydrate đơn nên không ít người đặt ra câu hỏi: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu phải tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tránh lượng đường trong máu gia tăng đột ngột gây những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vậy, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? Mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để có được câu trả lời.

Lợi ích của chuối đối với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không, cùng điểm qua một số lợi ích nổi bật của loại quả này đối với sức khỏe. Chuối là một loại quả phổ biến ở nước ta, giàu các dưỡng chất như: 

  • Carbohydrate
  • Chất xơ
  • Vitamin B
  • Vitamin C
  • Kali
  • Magiê
  • Mangan
  • Canxi
  • Đồng
  • Selen
  • Omega-3
  • Omega-6

Những chất dinh dưỡng này giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong thai kỳ, đồng thời góp phần làm giảm một số biến chứng phát sinh khi mang thai. Bên cạnh đó, chuối còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:

  • Giảm buồn nôn và ốm nghén
  • Hỗ trợ điều trị thiếu máu thai kỳ
  • Cung cấp axit folic giúp phát triển trí não thai nhi
  • Cải thiện hệ tiêu hóa mẹ bầu
  • Ngăn ngừa chứng ợ nóng
  • Cung cấp năng lượng
  • Ổn định huyết áp

Giải đáp: Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?

tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không

Với những công dụng tuyệt vời mà chuối mang lại, liệu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?

Trước tiên, cần hiểu rằng, tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu cao xảy ra trong quá trình mang thai. Mặc dù chuối (cũng như các loại trái cây khác) có chứa đường, nhưng là đường fructose chứ không phải đường glucose. Fructose không làm tăng lượng đường trong máu như glucose vì hai loại đường này được cơ thể chuyển hóa khác nhau. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chuối nói riêng và trái cây nói chung cùng một lúc, lượng đường trong máu có thể tăng lên.

Cũng vì điều này mà các chuyên gia cho rằng, câu trả lời cho vấn đề “Tiểu đường thai kỳ có được ăn chuối không?” là mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể ăn chuối ở mức độ vừa phải. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng:

  • Chuối giàu dinh dưỡng và ít calo, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Điều này góp phần làm cho loại quả này nằm trong danh sách những thực phẩm lành mạnh nên ăn điều độ với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? Chuối chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ bầu và khắc phục tình trạng táo bón thai kỳ. Hơn nữa, chất xơ trong chuối còn làm tăng cảm giác no lâu, giúp thai phụ hạn chế ăn vặt cũng như hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cân nặng hiệu quả.
  • Chỉ số đường huyết của chuối nằm ở mức trung bình (tùy thuộc vào độ chín của chuối). Việc tiêu thụ những quả chuối còn xanh hoặc vừa chín tới được cho là an toàn đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? Trong chuối xanh cũng có chứa tinh bột kháng. Nếu được ăn đúng cách và đúng liều lượng thì tinh bột kháng trong chuối có thể giúp giảm lượng insulin trong máu, có lợi đối với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn chuối như thế nào cho an toàn?

tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không

Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không. Thực tế, để chuối trở thành món ăn an toàn đối với thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Ưu tiên ăn chuối xanh (dùng để nấu canh, hầm xương) hoặc chuối vừa chín tới, vì chuối càng chín nhiều càng có chỉ số đường huyết thực phẩm cao.
  • Nên ăn chuối tươi, nguyên trái thay vì ăn chuối đã chế biến như chuối khô, bánh chuối, kẹo (kẹo chuối), chè (chè chuối), sinh tố…
  • Không ăn chuối đã để tủ lạnh nhiều ngày hoặc khi vỏ đã sậm màu.
  • Chỉ nên ăn 1 quả chuối cỡ trung bình hoặc ½ quả chuối lớn/lần, và ăn từ 1-2 khẩu phần/ngày. Tuy nhiên, hãy đảm bảo tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về khẩu phần phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân trước khi ăn.
  • Không nên ăn quá nhiều chuối trong cùng một lần và cũng không nên ăn chuối cùng lúc với những loại trái cây nhiều đường khác.
  • Chỉ nên ăn chuối vào buổi xế (cách bữa sáng hoặc bữa trưa 2 giờ). Nếu ăn chuối trong bữa cơm thì cần cắt giảm lượng cơm tương ứng để cân bằng lượng đường nạp vào cơ thể.
  • Có thể kết hợp ăn chuối với các loại hạt dinh dưỡngsữa chua không đường để giúp giữ lượng đường trong máu ở mức thấp.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không và các mẹo ăn chuối ăn toàn cho người bị tiểu đường thai kỳ.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Healthy Eating and Gestational Diabetes | North Bristol NHS Trust https://www.nbt.nhs.uk/maternity-services/pregnancy/diabetes-pregnancy/healthy-eating-gestational-diabetes Ngày truy cập: 10/04/2023

Gestational Diabetes Diet: What to Eat and What to Avoid https://www.endocrineweb.com/conditions/gestational-diabetes/gestational-diabetes-diet Ngày truy cập: 10/04/2023

Managing Gestational Diabetes https://www.nichd.nih.gov/sites/default/files/publications/pubs/Documents/managing_gestational_diabetes.pdf Ngày truy cập: 10/04/2023

Gestational diabetes diet: MedlinePlus Medical Encyclopedia https://medlineplus.gov/ency/article/007430.htm Ngày truy cập: 10/04/2023

Effects of Banana Resistant Starch on the Biochemical Indexes and Intestinal Flora of Obese Rats Induced by a High-Fat Diet and Their Correlation Analysis https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fbioe.2021.575724/full Ngày truy cập: 10/04/202

List of Foods to Eat with Gestational Diabetes! And a List of Foods to Avoid! https://phablecare.com/health-guide/diabetes/list-of-foods-to-eat-with-gestational-diabetes Ngày truy cập: 10/04/2023

What can I eat if I have gestational diabetes? https://www.madeformums.com/pregnancy/what-can-i-eat-if-i-have-gestational-diabetes/ Ngày truy cập: 10/04/2023

Eating Banana during Pregnancy: Health Benefits & Precautions https://parenting.firstcry.com/articles/eating-banana-during-pregnancy-health-benefits-and-more/ Ngày truy cập: 10/04/2023

Phiên bản hiện tại

17/04/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Điều trị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý điều gì để đảm bảo hiệu quả?

Nhận biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối để tránh biến chứng


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 17/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo