backup og meta

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi? Đọc ngay để cảnh giác!

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi? Đọc ngay để cảnh giác!

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không là băn khoăn rất thường gặp. Nếu được kiểm soát tốt, mẹ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nhưng nếu không can thiệp thì sẽ là “mối họa tiềm tàng’ với thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là một rối loạn chuyển hóa có thể phát triển ở khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu không được điều trị hay kiểm soát kịp thời, bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thai nhi lẫn mẹ bầu. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để phần nào có lời giải đáp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không.

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi

Rất nhiều trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh. Đa phần, ở những trường hợp này, mẹ được phát hiện và can thiệp sớm bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện, đồng thời được cho dùng thuốc để giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, mẹ bị tiểu đường vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu không được điều trị. Bởi nếu đường huyết tiếp tục tăng cao, lượng đường dư thừa đó sẽ tích tụ trong cơ thể thai nhi. Lúc này, tụy của bé phải sản sinh ra nhiều insulin hơn để xử lý lượng đường dư thừa.

Quá nhiều đường và insulin trong máu có thể làm cho thai nhi bị thừa cân. Ngoài ra, khi mang thai và trong giai đoạn chuyển dạ, nếu chỉ số đường huyết cao sẽ khiến bé có nguy cơ cao bị hạ đường huyết sau khi sinh. Nguyên nhân là do thai nhi phải sản xuất nhiều insulin để “đáp ứng’ với nồng độ đường huyết cao của mẹ.

Triệu chứng thường gặp khi trẻ gặp phải tình trạng hạ đường huyết sau sinh:

  • Lo lắng
  • Khóc yếu hoặc khóc thét
  • Tay chân mềm oặt
  • Lừ đừ hoặc ngủ gà
  • Có vấn đề hô hấp
  • Da xanh
  • Bú khó khăn
  • Mắt đảo
  • Co giật

Đối với những bé bị sinh non và có nồng độ đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dễ mắc phải các vấn đề về hô hấp khi sinh. Ngoài ra, nguy cơ bị vàng da của bé cũng sẽ cao hơn.

Ngoài ra, mẹ bị tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến tim và phổi của thai nhi. Nồng độ đường huyết của mẹ không được kiểm soát tốt sẽ khiến chức năng tim và việc hô hấp của bé ảnh hưởng. Thêm vào đó, đái tháo đường thai kỳ đôi khi sẽ làm cơ tim của bé dày lên, làm bé phải thở nhanh hơn và không thể lấy đủ oxy vào máu.

Thai to ảnh hưởng đến mẹ bầu như thế nào?

Thai lớn ảnh hưởng đến mẹ bầu

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân. Thai nhi quá lớn sẽ làm cho quá trình chuyển dạ sinh con trở nên khó khăn. Bé có nguy cơ cao bị kẹt lại lúc sinh, không những vậy các dây thần kinh ở lưng và vai của bé rất dễ bị tổn thương, thậm chí là bị gãy xương đòn.

Các tổn thương này hầu như sẽ khỏi mà không để lại bất kỳ thương tật vĩnh viễn nào. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khó sinh do kẹt vai có thể làm cho thai nhi không có đủ oxy để thở trong lúc được sinh ra.

Bác sĩ sẽ làm siêu âm thường xuyên cho bạn trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3 để kiểm tra xem thai nhi đang phát triển thế nào. Nếu thai nhi quá lớn, bạn có thể được đề nghị sinh mổ.

Bé có cần được chăm sóc như thế nào sau sinh?

Mẹ bị tiểu đường có thể ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Sau khi ra đời, trẻ có thể bị hạ đường huyết. Do đó, trẻ  cần được kiểm tra đường huyết ngay sau khi sinh. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết không bình thường, bác sĩ sẽ theo dõi bé.

Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt, nhất là bú sữa mẹ trực tiếp. Điều này có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều chỉnh tình trạng hạ đường huyết của bé. Trong những ca hạ đường huyết nặng, bác sĩ sẽ truyền dung dịch glucose vào đường tĩnh mạch. Nếu cần phải chăm sóc trong lồng kính thì thời gian nằm lại tùy thuộc vào tình trạng của bé.

Bé cần được chăm sóc đặc biệt trong các trường hợp sau đây:

  • Sinh non
  • Cần hỗ trợ hô hấp
  • Có các vấn đề về y khoa khác, ví dụ như vàng da
  • Bị hạ đường huyết

Thậm chí nếu lượng đường huyết ổn thì bé vẫn cần thực hiện xét nghiệm đường huyết đều đặn trong vòng 1–2 ngày để đảm bảo nồng độ đường huyết đã trở về bình thường.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

I have gestational diabetes. How will it affect my baby? https://www.babycenter.com/0_i-have-gestational-diabetes-how-will-it-affect-my-baby_10415148.bc Ngày truy cập 24/08/2017

Gestational diabetes https://www.babycenter.com/0_gestational-diabetes_2058.bc?page=4 Ngày truy cập 24/08/2017

How Gestational Diabetes Can Impact Your Baby https://www.diabetes.org/diabetes/gestational-diabetes/how-will-this-impact-my-baby Ngày truy cập 24/08/2017

What are the risks of gestational diabetes? https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/gestational-diabetes/what-are-risks-gestational-diabetes Ngày truy cập 24/08/2017

Gestational Diabetes and Pregnancy https://www.cdc.gov/pregnancy/diabetes-gestational.html Ngày truy cập 24/08/2017

Phiên bản hiện tại

12/05/2021

Tác giả: Đăng Lâm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 12/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo