backup og meta

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu? Mang thai tuần 38 nên làm gì?

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu? Mang thai tuần 38 nên làm gì?

Thai nhi 38 tuần đồng nghĩa với việc bé đã được 9 tháng 10 ngày. Có lẽ hơn bao giờ hết, bạn đang cảm thấy sẵn sàng cho bước tiếp theo là “vượt cạn” sinh con! Thế nhưng trước đó, vẫn còn nhiều điều cần biết về tuần quan trọng này trong thai kỳ . 

Trong bài viết sau, bạn hãy cùng Hello Bacsi theo dõi sự phát triển của em bé ở tuần 38 và những thay đổi của cơ thể để chăm sóc thai kỳ đúng cách và chuẩn bị tốt cho ngày sinh nở sắp tới nhé!

Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu?

Ờ tuần thai thứ 38, kích thước của thai nhi có thể so sánh tương đương với một bó xà lách lô lô.

  • Cân nặng: 2,723 – 3,652 kg.
  • Chiều dài: tính từ đầu đến gót chân dài khoảng 49,8 cm

Ngoài ra, dấu hiệu thai 38 tuần khỏe mạnh còn gồm các chỉ số sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 84 – 99mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 307 – 354mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 66 – 78mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 299 – 378 mm
Chất béo của bé vẫn đang được tích lũy. Ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của bé đã dần chậm hơn. Đến tuần thai thứ 38, mẹ có thể nhận thấy cân nặng của bản thân bắt đầu “chững lại”.
Chỉ số phát triển thai nhi tuần thứ 38
Chỉ số phát triển thai nhi tuần thứ 38

Nhịp tim thai nhi 38 tuần tuổi là bao nhiêu?

  • Nhịp tim thai nhi 38 tuần khoảng 110 – 160 lần/phút. Nhịp tim thai nhi có thể thay đổi từ 5 – 25 nhịp mỗi phút.

Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi

  • Nhịp tim thai nhi: khoảng 110 – 160 lần/phút.
  • Phổi bé đã khỏe hơn, sẵn sàng cất tiếng khóc ngay khi chào đời.
  • Ruột của bé chứa đầy phân su, do tuần thai thứ 38 đã có thể nuốt nước ối.
  • Làn da của bé: Bên ngoài da của bé đã mọc một lớp lông tơ, giúp giữ ấm cơ thể khi chào đời.
  • Móng tay, móng chân của bé đã mọc hoàn chỉnh, phủ đủ cả ngón tay và ngón chân của bé.
Hình ảnh siêu âm 3D thai nhi 38 tuần
Hình ảnh siêu âm 3D thai nhi 38 tuần – Minh họa dùng để xem tham khảo

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 38

Tuần thai thứ 38 là tuần thai được đánh giá là đủ tháng để sinh. Chính vì vậy mà cơ thể mẹ bầu cũng xuất hiện một số sự thay đổi nhất định đi kèm, cụ thể như: đầu ti rỉ sữa non, gia tăng áp lực vùng bụng dưới, cảm giác khó chiu và nặng nề hơn, xuất hiện cơn co thắt Braxton-Hicks (hay còn gọi là chuyển dạ giả)…

Sự thay đổi cơ thể của mẹ ở tuần thai 38

  • Gia tăng áp lực vùng bụng dưới: Khoảng thời gian này là lúc bé bắt đầu thay đổi tư thế, đầu bé sẽ hướng xuống xương chậu, do đó cũng khiến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn do bàng quang bị chèn ép.
  • Cảm giác khó chịu trong người nhiều hơn: Cơ thể nặng nề hơn và mẹ có thể gặp khó khăn trong việc tìm một tư thế thoải mái để ngồi, ngủ hoặc thậm chí đứng trong thời gian dài.
  • Đầu ti rỉ sữa non: Đầu ti của một số mẹ cũng có thể sẽ bắt đầu rỉ sữa non ở giai đoạn này, một loại sữa có màu vàng và hơi đặc. Đây là điều bình thường nên mẹ đừng lo lắng nếu nhận thấy áo ngực bị ẩm ướt hoặc ố vàng.
  • Khó ngủ: Ờ tuần thai kỳ thứ 38, áp lực vùng bụng và lưng dưới tăng lên cùng với một số triệu chứng cơ thể khác khiến cho mẹ bầu ngủ không ngon giấc.
  • Cơn co thắt Braxton-Hicks hay còn gọi là “cơn chuyển dạ giả“: cơn co thắt này có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn ở giai đoạn tuần thai 38 và/hoặc 39.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 38
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 38: Cảm giác nặng ở bụng dưới và lưng, cảm thấy khó chịu, xuất hiện các cơn đau như cơn chuyển dạ…

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu mang thai 38 tuần

Trong giai đoạn khi đến khám thai, bác sĩ sẽ dự đoán thời điểm bé chào đời, đồng thời thực hiện một số các xét nghiệm thông thường như: Đo cân nặng, nồng độ đường và đạm trong nước tiểu, đo huyết áp, đo nhịp tim thai nhi, kiểm tra độ giãn nở của tử cung…

Lời khuyên của bác sĩ

  • Chuẩn bị sẵn đồ đạc đi sinh: Gia đình và mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn tâm lý và đồ đạc cá nhân để luôn sẵn sàng trong tâm thế đi sinh.
  • Cân bằng thời gian ngủ: Thai nhi đã lớn và mẹ có thể sẽ mất ngủ. Do đó, mẹ ưu tiên nghỉ ngơi và chợp mắt ngay khi có thời gian, kể cả ban ngày.
  • Lựa chọn quần áo thoáng mát: Thời điểm này thân nhiệt mẹ bầu thường cao hơn một tí, do đó mẹ nên ưu tiên lựa chọn quần áo rộng với chất liệu vải mỏng nhẹ.
  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng: Các bài tập sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ, sinh nở của mẹ diễn ra thuận lợi hơn.
  • Cơ thể đã sàng sinh nở: Đây là thời điểm mà mẹ có thể đã sẵn sàng cho việc sinh nở và có thể diễn ra trước hoặc sau 1 – 2 tuần so với ngày dự sinh.
  • Chú ý đến các biến chứng thai kỳ muộn: Hiện tượng sưng, đau nhẹ ở bàn chân và mắt cá khi thai nhi 38 tuần là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu việc sưng phù quá đột ngột, lan đến tay, mặt thì mẹ cần đi khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu mang thai 38 tuần
Mẹ hãy luôn trong trạng thái sẵn sàng đón bè chào đời bất kỳ lúc nào mẹ nhé

Các câu hỏi thường gặp

1. Mang thai 38 tuần nên làm gì?

  • Sẵn sàng cho chuyện sinh nở bất kỳ lúc nào kể từ tuần thai này.
  • Chuẩn bị thông tin người liên hệ khẩn cấp và dặn dò người ấy luôn ưu tiên nghe điện thoại của bạn.
  • Hãy chú ý đến những biến chứng hoặc các dấu hiệu bất thường ở giai đoạn này. Trong trường hợp khẩn cấp mẹ bầu hãy nhập viện ngay.

2. Thai 38 tuần mổ được chưa?

Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ và bác sĩ đã đồng ý thực hiện mổ thì việc mổ ở tuần thứ 38 là hoàn toàn bình thường, thai nhi đã đủ trưởng thành và sẵn sàng chào đời.

3. Thai 38 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ?

Trên thực tế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt hơn hết là mẹ nên để quá trình chuyển dạ diễn ra tự nhiên thay vì thúc ép, trừ khi khuyến cáo từ bác sĩ và được hướng dẫn thực hiện. Mặt khác, cũng có một số mẹo dựa trên kinh nghiệm dân gian mà mẹ có thể biết đến để kích thích cổ tử cung mở nhanh hoặc giục sinh tự nhiên là:

  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng để thúc đẩy cơn chuyển dạ như đi bộ, ngồi thiền, tập động tác squat nhẹ tại chỗ.
  • Ăn các loại thực phẩm giúp giục sinh tự nhiên: thực phẩm có vị cay, uống nước dừa, nước ép thơm, hoặc các loại trái cây như kiwi, xoài, đu đủ xanh…
  • Quan hệ tình dục để kích thích âm đạo, miễn là bác sĩ không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào đối với thai nhi về việc quan hệ tình dục.

4. Thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm?

Mẹ bầu mang thai 38 tuần gò cứng bụng, đau lâm râm liên tục có thể là dấu hiệu của cơn chuyển dạ. Và nếu đúng là dấu hiệu sắp sinh thì cơn đau sẽ mạnh dần, xuất hiện ở khu vực bụng và lưng dưới nhiều hơn.

5. Thai 38 tuần ra dịch nâu/ra máu nhưng không đau bụng?

Nhiều mẹ bầu thường hỏi ‘ra dịch màu nâu khi mang thai có nguy hiểm không‘, câu trả lời là một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng bị ra dịch nâu khi đang mang thai, hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ (phổ biến).
  • Nhau bong non: một biến chứng của thai kỳ xảy ra khi nhau thai chưa trưởng thành tách ra khỏi tử cung của mẹ bầu trước khi sinh
  • Nhau tiền đạo xảy ra khi một phần nhau thai che phủ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung.
  • Quan hệ tình dục hoặc thực hiện các động tác mạnh cũng có thể dẫn đến kích ứng, gây ra tình trạng mang thai ra dịch màu nâu nhạt (thường chỉ ra máu nhẹ).
  • Bà bầu ra dịch nhầy màu nâu trong những tuần cuối của thai kỳ có thể là do tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung. Đây được xem là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến. Điều này thường xảy ra vào khoảng tuần 36 – 40, khi cổ tử cung mềm và mở rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

6. Thai 38 tuần uống lá tía tô được không?

Mang thai 38 tuần uống lá tía tô bình thường. Nếu mục đích của việc uống lá tía tô là để kích thích cơ chuyển dạ thì không nên lạm dụng, chỉ nên uống khi cơ thể đã có dấu hiệu chuyển dạ. Do đó, khi uống cũng chỉ nên uống một lượng vừa phải.

7. Thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Đến một số tuần cuối thai kỳ, nước ối có biểu hiện suy giảm. Khi thai nhi 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350 ml. Sau đó gia tăng lên 670ml vào tuần 25 – 26. Thời điểm thai được 32 – 37 tuần, lượng nước ối nâng cao tới khoảng 800ml hay 1000ml, tới tuần 38 – 40 giảm xuống còn khoảng 540 – 600ml cho tới ngày sinh.

Chỉ số nước ối (AFI – Amniotic Fluid index) là phương pháp đo lượng nước ối. Vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba phạm vi mức nước ối từ 5 cm đến 24 cm là bình thường.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin mà Hello Bacsi đã chia sẻ ở trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 38.

Chuyên mục ‘Thai kỳ’ là nơi cung cấp thông tin và kiến thức dành cho mẹ bầu. Đồng hành cùng mẹ xuyên suốt hành trình mang thai thông qua nội dung hữu ích, được tham vấn y khoa bởi đội ngũ bác sĩ và chuyên gia cộng tác với HelloBacsi.

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Poppy seed to pumpkin: How big is your baby?

http://www.babycenter.com/slideshow-baby-size

Truy cập ngày: 24.09.2024

Pregnancy calendar week 38

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week38.htm

Truy cập ngày: 24.09.2024

The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf

Truy cập ngày: 24.09.2024

Week 38 – your 3rd trimester

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-38/

Truy cập ngày: 24.09.2024

Pregnancy at week 38

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-at-week-38

Truy cập ngày: 24.09.2024

Fetal Heart Monitoring

https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/fetal-heart-monitoring

Truy cập ngày: 24.09.2024

Phiên bản hiện tại

22/10/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Tuần 1 của thai kỳ: Tuần đầu tiên của thai kỳ có gì đặc biệt?

Sự phát triển của thai tuần 40 diễn ra như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Túy Phượng

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo