backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Dấu hiệu mang thai sau rụng trứng sớm nhất theo từng ngày

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 16/11/2021

    Dấu hiệu mang thai sau rụng trứng sớm nhất theo từng ngày

    Không cần phải chờ đến khi trễ kinh hoặc nôn nghén mới nghi ngờ có thai. Các dấu hiệu có bầu có thể xuất hiện từ rất sớm và dễ phát hiện nếu bạn biết và để ý các dấu hiệu mang thai sau rụng trứng theo từng ngày. 

    Bạn và chồng đang mong ngóng có “tin vui”? Bạn đã “dày công” tính ngày rụng trứng để quan hệ cho dễ “dính” bầu và đang hết sức hồi hộp mong chờ thành quả? Chắc chắn 2 tuần chờ đợi sau rụng trứng sẽ là khoảng thời gian mà bạn sẽ cảm thấy rất dài và nhiều thử thách. Thế nhưng, thực tế, bạn vẫn có thể lờ mờ đoán được mình có mang thai không thông qua các dấu hiệu mang thai sớm sau rụng trứng. 

    Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về các dấu hiệu mang thai sau rụng trứng sớm nhất theo từng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý là những dấu hiệu có bầu này không phải ai cũng có và việc bạn có mang thai hay không sẽ cần được xác định thông qua thử thai và siêu âm thai lần đầu. 

    Dấu hiệu mang thai ngày 1 – 7 sau rụng trứng 

    Sau khi rụng trứng, giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu. Bạn sẽ không có bất cứ dấu hiệu mang thai nào trong 3 – 4 ngày đầu sau rụng trứng. Bởi ở phần đầu của pha hoàng thể, thai nghén không xảy ra khi trứng chưa được làm tổ trong thành tử cung.  

    Chỉ khi trứng được thụ tinh đến tử cung, làm tổ trong tử cung thì mới đánh dấu sự khởi đầu của thai kỳ. Thông thường, quá trình làm tổ sẽ xảy ra trong 6 đến 12 ngày sau thụ tinh. Và lúc này, bạn mới có các dấu hiệu mang thai sớm nhất như: 

    • Ngực căng tức  
    • Chướng bụng, đau bụng dưới 
    • Thèm ăn 
    • Đầu ti nhạy cảm, sưng đau 
    • Đau đầu và đau cơ 
    • Mệt mỏi 
    • Đau lưng 

    Tuy nhiên, thực tế, các dấu hiệu mang thai sau rụng trứng giai đoạn này cũng rất khó nhận biết bởi nó không đặc trưng và có thể dễ nhầm lẫn giữa dấu hiệu có kinh và có thai. 

    Bởi trong thời gian này, cơ thể sẽ sản xuất nhiều progesterone (hormone an thai), nhất là sau khi rụng trứng 6 – 8 ngày dù bạn có mang thai hay không. Hormone này có thể gây ra nhiều dấu hiệu khác thường kể trên, làm ảnh hưởng đến tâm trạng và cơ thể phụ nữ. 

    Dấu hiệu mang thai ngày 7 – 10 sau rụng trứng 

    dáu hiệu có thai sau rụng trứng

    Ở giai đoạn này, khi trứng được thụ tinh đã làm tổ tại tử cung, bạn sẽ thấy các dấu hiệu mang thai trở nên rõ rệt. Cụ thể, dấu hiệu mang thai sớm nhất trong giai đoạn này là ra máu âm đạo hay xuất hiện máu báo thai. 

    Khoảng 1/3 phụ nữ gặp phải hiện tượng này. Cách phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt là thường máu báo thai ra rất ít, có thể chỉ là những đốm màu nhỏ, có màu nâu hoặc màu hồng và chỉ kéo dài trong 1 – 2 ngày. Song song với việc ra máu khi mới mang thai, bạn còn có thể có dấu hiệu mang thai sớm như: 

    • Đau bụng nhẹ, cảm giác đau có thể ít như khi đau bụng kinh 
    • Nhức đầu, tâm trạng thay đổi 
    • Buồn nôn 
    • Ngực căng tức, sưng đau 
    • Đau lưng 

    Nhìn chung, những triệu chứng này cũng giống với các dấu hiệu sắp có kinh. Do đó, bạn có thể sẽ phải đợi thêm 2 – 3 ngày cho cơ thể sản sinh đủ hormone thai kỳ và que thử thai cho kết quả 2 vạch để xác định mang thai. 

    Ở thời điểm này, thử thai vẫn có thể cho kết quả âm tính, thậm chí dù bạn đã thấy máu báo thai. Nguyên nhân là do kết quả của que thử thai phụ thuộc vào nồng độ hormone hCG, hormone thai kỳ được cơ thể sản xuất sau khi trứng làm tổ.  

    Sau khi trứng làm tổ, phải mất 2 – 3 ngày lượng hormone hCG mới đạt mức có thể phát hiện được. Do đó, nếu dùng que thử thai khi lượng hormone hCG trong cơ thể thấp thì kết quả que thử thai có thể là 1 vạch. 

    Dấu hiệu mang thai ngày 11 – 14 sau rụng trứng 

    dáu hiệu có thai sau rụng trứng

    Ở giai đoạn này, nồng hormone hCG có thể đủ cao để gây ra các dấu hiệu mang thai sớm. Cụ thể, bạn có thể gặp phải các dấu hiệu mang thai như: 

    • Mệt mỏi bất thường (hay cảm thấy buồn ngủ); chóng mặt hoặc choáng váng (cảm thấy loạng choạng khi đứng dậy). Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ sự thay đổi lưu lượng máu đến não. Cùng với đó, cơ thể cũng dành ra một phần năng lượng để phát triển nhau thai nhằm nuôi dưỡng bé cưng. 
    • Ngực và núm vú có sự thay đổi, núm vú có thể sẫm màu, đau nhức hoặc nhạy cảm. Ngực có thể sưng đau, nặng nề, mềm, ngứa ran 
    • Vị giác và khứu giác có thể thay đổi, bạn có thể thèm ăn và cảm thấy khó chịu với các loại thực phẩm và mùi hoặc có vị kim loại trong miệng. 
    • Thay đổi đường tiêu hóa, chẳng hạn như hay có cảm giác giác đói, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. 
    • Buồn nôn, đặc biệt là khi bạn đói và nôn mửa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.
    • Đi tiểu thường xuyên do hormone thai kỳ tăng lên làm tăng lưu lượng máu đến thận và vùng xương chậu. 
    • Tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, thay đổi huyết áp và nhịp tim do cơ thể phải bơm máu nhiều hơn để mang chất dinh dưỡng đến thai nhi. 

    Sau 14 ngày rụng trứng cũng là thời điểm kinh nguyệt xuất hiện. Nếu bạn bị chậm kinh hoặc trễ kinh đi cùng với các dấu hiệu mang thai kể trên thì nhiều khả năng bạn đã mang thai.

    Bạn có thể xác định bằng que thử thai, nếu que thử thai cho kết quả 2 vạch, bạn nên sắp xếp thời gian để đi khám thai lần đầu để xác định chắc chắn cũng như theo dõi kỹ hơn về sự phát triển của thai nhi. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 16/11/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo