Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2
Trước khi tìm hiểu cách uống nước để vào ối, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của chất lỏng này đối với thai kỳ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nước ối được tiết ra bởi các màng của nhau thai và qua thẩm thấu từ mẹ. Sau 16 tuần, nguồn gốc nước ối chủ yếu là từ nước tiểu của thai nhi.
Vậy vai trò của nước ối là gì? Đối với thai kỳ, nước ối giúp:
Trong tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi sẽ bắt đầu tập thở và nuốt nước ối. Trong một số trường hợp, lượng nước ối có thể đo được quá thấp hoặc quá cao. Nếu kết quả đo lượng nước ối quá thấp thì được gọi là thiếu ối.
Nguyên nhân thiếu nước ối thường có liên quan đến các yếu tố sau:
Trước khi đi tìm câu trả lời về cách uống nước để vào ối, chúng ta cần tìm hiểu thêm các dấu hiệu thiếu ối dựa trên chia sẻ của các chuyên gia:
Đọc đến đây hẳn bạn đã rõ, tình trạng thiểu ối có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tin vui là trong một số trường hợp, việc uống đủ nước có thể giúp cải thiện tình trạng thiểu ối cho mẹ bầu. Bên cạnh tuân thủ các quy trình chăm sóc và quản lí thai kỳ của bác sĩ khuyến cáo, việc duy trì thói quen uống đủ nước cũng là việc làm đơn giản, có lợi cho sức khỏe. Cách uống nước để vào ối đơn giản như sau:
Có không ít mẹ bầu thắc mắc rằng uống gì để tăng nước ối nhanh? Câu trả lời đó chính là nước lọc.
Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 8-10 ly tương đương 2 – 2,5 lít nước, có thể uống nhiều hơn nếu thời tiết nắng nóng khiến bạn đổ mồ hôi. Khi cơ thể mẹ bầu được cung cấp đầy đủ nước thì lượng nước ối có thể được cải thiện.
Thói quen uống nước vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy là cách uống nước để vào ối mẹ bầu nên áp dụng. Mẹ chỉ cần 1 cốc nước ấm trước khi ăn sáng, thì cơ thể sẽ trao đối chất tốt hơn; nhờ đó quá trình sản xuất nước ối cũng tốt hơn.
Uống gì để tăng nước ối nhanh? Cách tốt nhất là mẹ bầu nên uống nước ấm và có thêm một lát chanh tươi cùng 1 thìa mật ong để bổ sung thêm dưỡng chất hệ miễn dịch cũng như vitamin cho cơ thể.
Nếu bị đổ mồ hôi khi ngủ, để tránh mất nước và dưỡng ẩm cơ thể, mẹ bầu nên uống một ly nước trước khi lên giường. Khi uống nước, cơ thể mẹ cũng nhận được nguồn nước dự trữ và nguồn nước ối cũng được cung cấp liên tục cho thai nhi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc uống nhiều nước trước khi ngủ có thể khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, bạn chỉ nên uống lượng vừa phải, có thể tăng cường uống vào buổi sáng.
Ngay sau khi ăn, mẹ bầu không nên uống nước vì sẽ làm loãng dịch dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Cách uống nước để vào ối tốt nhất là mẹ bầu nên đợi ít nhất 30 phút sau bữa ăn. Mỗi lần uống, mẹ bầu chỉ cần uống khoảng 200 ml nước ấm hoặc nước trái cây sẽ giúp cơ thể được thoải mái hơn.
Cơ thể sẽ nóng hơn, các mạch máu giãn ra, nhịp tim nhanh hơn sau khi chúng ta tắm. Sự thay đổi này giúp cân bằng nhiệt cho cơ thể nhưng lại dẫn đến mất nước. Vậy nên, uống nước sau khi tắm là cách uống nước để vào ối và để bù nước cho cơ thể. Tốt nhất, thời gian uống nước này mẹ nên uống nước ấm.
Khi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, việc uống một ly nước mát hòa chút mật ong hoặc uống nước ép trái cây sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Khi được chẩn đoán đang gặp phải tình trạng thiểu ối trong thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và thai nhi của nhân viên y tế. Các yêu cầu cần tuân thủ và hướng dẫn cụ thể sẽ tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu ối, tuổi thai, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu…
Trong trường hợp bác sĩ đề nghị mẹ tiếp tục theo dõi và khuyên uống nhiều nước, mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng nước ối nhanh như rau, trái cây, thực phẩm nhiều nước, giàu vitamin và khoáng chất… Mẹ cũng nên nhớ những thực phẩm này cũng chỉ giúp cải thiện tình trạng mà thôi. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tránh các loại thực phẩm theo lời khuyên từ bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý.
Hello Bacsi hy vọng rằng thông qua bài viết, các mẹ bầu đã rõ được cách uống nước để vào ối để tăng lượng nước ối cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!