backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bác sĩ tư vấn 6 cách tăng nước ối tại nhà cùng 3 liệu pháp y tế

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng · Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 18/06/2024

Bác sĩ tư vấn 6 cách tăng nước ối tại nhà cùng 3 liệu pháp y tế

Khi được chẩn đoán thiếu nước ối, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Bởi nếu biết những cách tăng nước ối, cả bạn và bé yêu vẫn có thể trải qua thai kỳ khỏe mạnh.

Khi mang thai, tử cung của bạn sẽ hình thành một chiếc túi và tạo ra nước ối. Chất lỏng này hoạt động như lớp bảo vệ cho em bé phát triển trong suốt thai kỳ. Đôi khi, mẹ bầu có thể gặp tình trạng thiếu dịch nước ối hay nước ối ít, từ đó gây nên nhiều vấn đề sức khỏe cho em bé. Nếu rơi vào tình huống này, bạn hãy tham khảo các cách tăng nước ối cho bà bầu mà Hello Bacsi gợi ý dưới đây nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn con.

Thiếu dịch ối là gì? 5 dấu hiệu thiếu nước ối

Trước khi tìm hiểu và áp dụng các cách tăng nước ối nhanh, đơn giản tại nhà, các mẹ bầu hãy dành chút thời gian tìm hiểu về tình trạng thiếu dịch ối.

Thiếu dịch ối xảy ra khi lượng nước ối của mẹ bầu xuống rất thấp (dưới 300ml). Nếu lo lắng mình có thể rơi vào tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên nhận biết các dấu hiệu thiếu nước ối như:

  1. Rỉ nước ối
  2. Bụng nhỏ hơn so với kích thước của thai kỳ bình thường
  3. Cảm giác thai nhi dần ít cử động hơn
  4. Lượng nước tiểu thải ra ít hơn
  5. Bác sĩ xác định thiếu nước ối qua siêu âm.

Bạn có thể quan tâm:

Yếu tố dẫn đến thiếu dịch ối

cách tăng nước ối

Mẹ bầu nên nhận biết các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến việc bị nước ối ít là:

  • Em bé có kích thước nhỏ so với tuổi thai
  • Cao huyết trong khi đang mang thai. Tình trạng này có thể gây ra một số biến chứng như tiền sản giật, bệnh tim mạch, nhau bong non, sinh bé nhẹ cân… 
  • Mang thai song sinh: Hai thai nhi có chung bánh nhau dẫn đến mức nước ối trở nên mất cân bằng
  • Mẹ bầu mắc bệnh Lupus
  • Nếu thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần, bạn có nguy cơ cao bị dịch ối thấp do chức năng nhau thai giảm vì nước ối bắt đầu giảm vào tuần thứ 38 của thai kỳ.

Thiếu ối phải làm sao? 6 cách tăng nước ối tại nhà đơn giản

“Bà bầu thiếu nước ối nên ăn gì?”, “uống gì để tăng nước ối nhanh? và “cách làm tăng nước ối nhanh nhất”… luôn là vấn đề được quan tâm. Dưới đây là một số kinh nghiệm tăng nước ối tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

1. Uống nhiều nước là cách tăng nước ối nhanh nhất

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc uống gì để tăng nước ối nhanh hay cách tăng nước ối nhanh nhất là làm gì? Theo các chuyên gia, một trong những cách để cải thiện tình trạng thiếu dịch ối là uống thật nhiều nước mỗi ngày (8 – 10 ly nhỏ). Thực chất, cách uống nước để vào ối không phức tạp. Đơn giản là khi cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ chất lỏng, lượng nước ối cũng sẽ tăng lên.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm thông tin uống gì để tăng nước nhanh hoặc ít ối nên uống gì thì bạn có thể nghĩ đến nước dừa. Các bác sĩ có thể khuyên bà bầu uống nước dừa khoảng 2-3 lần mỗi tuần để giúp tăng lượng nước ối cũng như làm sạch nước ối.

2. Ăn gì để tăng nước ối nhanh nhất? Trái cây mọng nước

cách tăng nước ối

Nếu bạn đang băn khoăn bà bầu thiếu nước ối nên ăn gì hay ăn gì để tăng kích thước túi ối thì câu trả lời là trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao. Đây được xem là cách tăng nước ối cho bà bầu tuyệt vời. Bạn có thể thêm vào thực đơn mỗi ngày các loại trái cây và rau quả tốt giúp tăng nước ối như:

  • Trái cây: Dưa hấu, dưa lưới, khế, nho, dâu tây và dưa vàng…
  • Rau củ quả: Dưa chuột, cà chua, cần tây, súp lơ, củ cải…

3. Tránh các loại thực phẩm bổ sung gây mất nước

Một cách tăng nước ối nhanh nhất mà các mẹ bầu cần nhớ là tránh tiêu thụ các loại thực phẩm bổ sung gây mất nước hay nhiều mẹ bầu thường mách nhau là những thực phẩm làm cạn ối.

Bà bầu thiếu nước ối nên tránh dùng các loại thực phẩm bổ sung từ thảo dược bởi những thực phẩm này có thể làm cho bạn có nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn so với thường ngày. Bạn càng vào phòng vệ sinh nhiều bao nhiêu thì cũng mất nước nhiều bấy nhiêu và tình trạng này càng đáng lo ngại nếu bạn đang bị thiếu ối.

Do đó, hãy tránh sử dụng các thực phẩm bổ sung có thành phần từ chiết xuất bồ công anh, cần tây, cải xoong và rau mùi tây vì chúng có tác dụng lợi tiểu nên sẽ làm bạn mất nước nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng các loại thực phẩm có tác dụng làm giảm nước ối như thực phẩm muối chua, các món ăn mặn, các món cay, chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp và các chất kích thích.

4. Tập thể dục nhẹ nhàng cũng là cách hạn chế thiếu nước ối

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên làm gì để tăng nước ối thì lời khuyên là hãy vận động thể chất nhẹ nhàng. Nếu bác sĩ không yêu cầu phải nghỉ ngơi nhiều trên giường thì mẹ bầu ít ối có thể thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng một cách điều độ (30 – 45 phút/ngày) bởi đây là cách hỗ trợ tăng nước ối hiệu quả. Việc thường xuyên thực hiện các bài tập sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng máu tăng lên ở các khu vực khác nhau trong cơ thể.

Nếu có sự gia tăng máu lưu thông trong tử cung và nhau thai thì cũng đồng thời cải thiện chỉ số nước ối và tỷ lệ sản xuất nước tiểu của thai nhi. Khi em bé thải ra nước tiểu nhiều hơn trong túi ối, lượng nước ối sẽ theo đó mà tăng lên. Các bài tập bạn có thể cân nhắc khi bị ít nước ối là:

  • Bơi lội hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước: Hình thức vận động này được đánh giá cao bởi sẽ hỗ trợ làm giảm trọng lượng của thai nhi lên cơ thể người mẹ
  • Đi bộ.

5. Nước ối ít phải làm sao? Điều chỉnh tư thế ngủ

cách tăng nước ối tại nhà

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc thiếu ối nên uống gì thì nhiều mẹ bầu cũng đặt ra câu hỏi thiếu ối nên làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Lời khuyên là ngoài việc áp dụng 4 gợi ý ở trên, các mẹ bầu nên điều chỉnh lại tư thế ngủ. Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh tư thế ngủ là cách tăng nước ối tại nhà khá hiệu quả cho những mẹ bầu được chẩn đoán là có ít nước ối. Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, bạn nên nằm nghiêng về bên trái. Nguyên do là ở tư thế này, máu của bạn sẽ lưu thông tốt hơn qua các mạch máu tử cung và tạo điều kiện cho hệ tuần hoàn của thai nhi được chảy với tốc độ bình thường, phần nào cải thiện lượng nước ối bị thiếu hụt.

6. Ngưng dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin

Angiostensin (ACE) là thuốc giúp hạ huyết áp. Dù việc uống những loại thuốc này là bình thường nhưng bạn không nên dùng chúng trong khi mang thai vì có thể làm giảm lượng nước ối mà cơ thể tạo ra.

Cách tăng nước ối bằng các phương pháp y tế

Đôi khi, cách chữa thiếu nước ối sẽ là thay thế chất lỏng qua đường uống của mẹ hoặc truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Ngoài ra, trong một số trường hợp, phương pháp truyền nước ối có thể được chỉ định.

1. Tiêm dịch ối

Đây là phương pháp tiêm nước ối vào buồng tử cung nhằm bù lại lượng dịch bị thiếu hoặc rỉ ra bằng kim tiêm chuyên dụng. Thủ thuật này thường được xem như cách tăng nước ối ngắn hạn vì mức nước ối có xu hướng giảm trở lại sau vài tuần. 

2. Tiêm tĩnh mạch

Làm gì để tăng nước ối? Một số phụ nữ mang thai cần được tiêm tĩnh mạch bổ sung nếu các biện pháp bù nước không thể giúp tăng nước ối cho bà bầu. Khi mức nước ối của bạn trở lại bình thường, bạn có thể lại tự đào thải dịch ra. Liệu pháp tiêm tĩnh mạch sẽ tiếp tục cho đến khi bạn sẵn sàng sinh con.

3. Truyền dịch vào túi ối bằng ống thông

Dung dịch Ringer hoặc dung dịch muối thông thường được truyền vào túi dịch ối bằng ống thông để tăng mức nước ối, nhờ đó, thai nhi có thêm lớp nước giúp vận động thoải mái hơn.

Việc nhận biết dấu hiệu cạn ối, thiếu ối là rất quan trọng để hỗ trợ tăng nước ối kịp thời, đảm bảo an toàn cho thai nhi. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết về cách tăng nước ối sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc thai kỳ.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Túy Phượng

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 18/06/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo