backup og meta

Máu báo thai: Màu sắc, lượng máu, đặc tính và các vấn đề liên quan

Máu báo thai: Màu sắc, lượng máu, đặc tính và các vấn đề liên quan

Máu báo thai được xem là một trong những dấu hiệu cho biết phôi thai đã làm tổ trong tử cung. Tuy nhiên nó thường bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt hoặc ra máu vì những vấn đề sức khỏe bất thường khác.

Vậy máu báo thai là gì? Làm cách nào để phân biệt giữa máu báo thai, máu kinh nguyệt và những bất thường khác? Mời bạn đọc tiếp nội dung ngay sau đây để tìm hiểu!

Máu báo thai là gì?

Máu báo thai là dấu hiệu thường gặp khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung (thai làm tổ). Lượng máu báo thai thường ra ít, ra nhỏ giọt, có màu nâu đen hoặc hồng nhạt. Hiện tượng này là bình thường khi bắt đầu thai kỳ, trừ những trường hợp nguy hiểm khi tình trạng ra máu kèm theo triệu chứng đau bụng âm ỉ.

Máu báo thai là gì

Đặc điểm của máu báo thai

  • Ra máu báo thai là hiện tượng chảy máu nhẹ hoặc xuất hiện đốm máu khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. 
  • Quá trình này thường diễn ra khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ tinh.
  • Khi phôi thai bám vào tử cung, có thể gây tổn thương nhẹ niêm mạc, dẫn đến chảy máu.

1. Máu báo thai có chất nhầy không?

Máu báo thai thường có thể đi kèm một chút chất nhầy và không có mùi khó chịu. Đó là do sự tiết dịch tự nhiên của cổ tử cung trong giai đoạn đầu thai kỳ. 

Trong khi đó:

  • Máu kinh nguyệt thường đặc hơn, có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, và đôi khi đi kèm với cục máu đông.
  • Máu do viêm nhiễm phụ khoa có thể đi kèm với khí hư màu vàng, xanh hoặc trắng đục; có thể kèm theo mùi hôi bất thường và cảm giác ngứa rát.

2. Máu báo thai có nhiều hay không?

Máu báo thai rất ít, chỉ xuất hiện dưới dạng đốm nhỏ (spotting) hoặc một vệt máu nhỏ. Máu báo thai thường không đủ để thấm ướt băng vệ sinh hoặc tampon.

Nếu bạn thấy lượng máu nhiều, kéo dài trên 3 ngày hoặc xuất hiện máu cục, đây có thể là dấu hiệu bất thường như dọa sảy thai hoặc thai ngoài tử cung

Lúc này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, các dấu hiệu bất thường báo hiệu bạn nên đi khám bao gồm:

  • Máu có cục máu đông hoặc màu sắc bất thường (đỏ tươi, đỏ sẫm).
  • Đau bụng hoặc đau lưng dữ dội.

máu báo thai

3. Ra máu báo thai có đau lưng không?

Đôi khi, máu báo thai đi kèm cảm giác đau lưng nhẹ do sự thay đổi nội tiết và tử cung bắt đầu co bóp nhẹ khi phôi bám vào niêm mạc. 

4. Máu báo thai màu nâu nhạt có bình thường không?

Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt. Đây là hiện tượng bình thường do máu bị oxy hóa khi chảy ra ngoài chậm. 

Tuy nhiên, nếu máu chuyển sang đỏ sẫm hoặc có dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội hoặc sốt, bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ.

Phân biệt với các trường hợp bất thường khác

Dấu hiệu máu báo sảy thai sớm

  • Máu màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, đi kèm với đau bụng dữ dội, co thắt tử cung và có thể có kèm cục máu đông. 
  • Nếu bạn đã xác định có thai nhưng sau đó bị chảy máu nhiều và đau bụng, bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ để kiểm tra.

Máu kinh nguyệt

Lượng máu ra nhiều hơn, màu đỏ tươi hoặc sẫm màu, xuất hiện từ 3 – 7 ngày.

  • Máu báo thai: Lượng máu ra ít, nhỏ giọt, xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày.
  • Máu kinh nguyệt: Ra lượng nhiều, ướt băng vệ sinh, xuất hiện từ 3-7 ngày.
  • Máu do sảy thai: Một lượng máu ra nhiều đột ngột (sảy thai hoàn toàn) hoặc ra kéo dài (sảy thai không hoàn toàn), có thể kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau xương chậu.

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Thời điểm và xét nghiệm liên quan

1. Có máu báo thai thử que được chưa?

Bạn không nên thử que ngay khi có máu báo thai. Trong giai đoạn này, cơ thể bắt đầu sản xuất hormone hCG (human chorionic gonadotropin), nhưng nồng độ còn thấp và có thể chưa đủ để xét nghiệm thai cho kết quả dương tính. Do đó, nếu thử thai trong thời gian ra máu báo thai, kết quả có thể âm tính dù bạn đã mang thai.

Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên chờ sau khi hiện tượng ra máu báo thai kết thúc, hoặc 14 ngày sau khi rụng trứng

2. Máu báo thai sau chuyển phôi thai IVF

Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), máu báo thai có thể xuất hiện sau khi chuyển phôi. Đây là dấu hiệu cho thấy phôi đã bám vào niêm mạc tử cung, một bước quan trọng để thai kỳ tiếp tục phát triển.

Thông thường, hiện tượng máu báo thai này xảy ra 5-7 ngày sau khi chuyển phôi. Máu báo thai sau chuyển phôi sẽ rất nhẹ, có màu hồng /nâu và chỉ kéo dài vài ngày.

3. Khi nào máu báo thai là dấu hiệu khả quan sau chuyển phôi?

Nếu kèm theo cảm giác chuột rút nhẹ, đây có thể là dấu hiệu tích cực cho thấy quá trình cấy ghép phôi đang diễn ra. 

Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều trải qua hiện tượng này, và việc không có máu báo thai không đồng nghĩa với việc chuyển phôi không thành công.

Bạn vẫn cần tiếp tục sử dụng các loại thuốc được chỉ định như progesterone và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu máu chảy nhiều hoặc kèm theo cơn đau dữ dội, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay để loại trừ các nguy cơ như sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Chăm sóc sức khỏe thế nào khi có máu báo thai?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần phải làm gì đặc biệt ngoài việc theo dõi sức khỏe của bản thân. Bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Điều duy nhất bạn cần làm là mang băng vệ sinh và nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn có thể lắng nghe cơ thể, và ghi lại thời gian, lượng máu và các triệu chứng đi kèm để cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ. 

Nếu nhận thấy bất thường, hãy đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Kết luận

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Hiện tượng này thường lành tính, và không gây ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Tuy nhiên, việc hiểu rõ đặc điểm, phân biệt máu báo thai với các tình trạng bất thường như sảy thai hay thai ngoài tử cung là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé..

Những điểm quan trọng cần ghi nhớ:
  1. Máu báo thai thường nhẹ, có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt, và kéo dài không quá 3 ngày.
  2. Máu báo thai không kèm đau bụng dữ dội, máu cục hoặc các triệu chứng bất thường như chóng mặt, sốt.

Hành trình mang thai là một giai đoạn đặc biệt, yêu cầu sự quan tâm và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Hãy lắng nghe cơ thể mình và kiểm tra y tế nếu bạn cảm thấy không chắc chắn. Chăm sóc sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bảo vệ mẹ bầu mà còn mang lại sự an toàn cho em bé. Hello Bacsi hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức y tế cần thiết về máu báo thai và có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Implantation bleeding: Common in early pregnancy? – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/implantation-bleeding/faq-20058257

Ngày truy cập: 26/11/2024

Implantation Bleeding: Causes, Symptoms & What To Expect

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/24536-implantation-bleeding

Ngày truy cập: 26/11/2024

What is Implantation Bleeding?

https://americanpregnancy.org/pregnancy-symptoms/what-is-implantation-bleeding/

Ngày truy cập: 26/11/2024

When Does Implantation Bleeding Occur? Timing and Signs

https://www.prideivf.com/blog/when-does-implantation-bleeding-occur/

Ngày truy cập: 26/11/2024

12 Common Embryo Transfer Questions, Answered by IVF Experts

https://www.illumefertility.com/fertility-blog/embryo-transfer-questions

Ngày truy cập: 26/11/2024

Implantation After IVF: 10 Crucial Tips

https://yourivfjourney.com/implantation-after-ivf-10-crucial-tips/

Ngày truy cập: 26/11/2024

What to Expect After Your IVF Frozen Embryo Transfer

https://www.pfcla.com/blog/pregnancy-test-after-ivf-frozen-embryo-transfer

Ngày truy cập: 26/11/2024

Implantation Bleeding | IVF-Life

https://www.ivf-spain.com/en/implantation-bleeding-how-to-recognize-it/

Ngày truy cập: 26/11/2024

Implantation bleeding: Timing, signs, and how long it lasts | BabyCenter

https://www.babycenter.com/getting-pregnant/how-to-get-pregnant/implantation-bleeding_20004436

Ngày truy cập: 26/11/2024

Phiên bản hiện tại

12/12/2024

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

20 dấu hiệu mang thai sớm 2 tuần đầu dễ nhận biết

Giải đáp thắc mắc: Ra máu báo thai thử que được chưa?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo