Bác sĩ sẽ là người biết rõ và tư vấn cho bạn về việc siêu âm 4D khi nào. Đa phần, thời điểm nhìn thấy bé rõ nhất là vào khoảng tuần thai thứ 21 đến 30. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện trước đó để đo độ mờ da gáy và sau thời gian này để đánh giá sức khỏe của bé.
Các mốc siêu âm thai 4D quan trọng bao gồm:
- Tuần 12 – 14: Đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down
- Tuần 21 – 22: Quan sát hình thái thai nhi để phát hiệm sớm các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch…
- Tuần 31 – 32: Phát hiện một số bất thường về hình thái xảy ra muộn như cấu trúc não, bất thường ở tim, động mạch…
Nếu siêu âm 4D sớm, lớp da của thai nhi còn mỏng nên xương mặt sẽ lộ ra và bạn khó quan sát được khuôn mặt của con như thế nào. Trong khi đó, sau 30 tuần thai kỳ, đầu của em bé có thể di chuyển sâu xuống vùng xương chậu và bạn có thể không nhìn thấy được mặt bé.
Nếu bạn gặp phải tình trạng nhau thai bám mặt trước thì việc quan sát hình ảnh của bé sẽ thuận lợi hơn nếu bạn đến khoảng tuần thai thứ 28.
Thời điểm thực hiện siêu âm 4D còn phụ thuộc vào vị trí của thai nhi trong bụng. Nếu thai nhi nằm hướng ra ngoài và có đủ lượng nước ối, bạn sẽ có thể nhìn rõ khuôn mặt của bé. Tuy nhiên, nếu thai quay lưng lại, phần đầu nằm sâu xuống xương chậu hoặc bạn bị thiếu ối thì mọi việc sẽ khó khăn hơn.
Kỹ thuật viên siêu âm có thể yêu cầu bạn đi dạo, hoặc quay lại sau một tuần, khi em bé của bạn có thể đã di chuyển đến một vị trí tốt hơn. Nếu không thể có được góc nhìn tốt để quan sát khuôn mặt của bé, bạn vẫn có thể nhìn thấy ngón tay và ngón chân của con.
Siêu âm 4D có hại không?

Siêu âm thai 4D khá an toàn và không gây nguy hiểm cho thai kỳ của bạn. Phương pháp trên cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường ở thai nhi như dị tật bẩm sinh, hội chứng Down hay thai phù,… và thảo luận với bạn để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Tuy nhiên, đôi khi không phải tất cả các phòng khám đều được trang bị những thiết bị an toàn nhất để thực hiện quét sóng 4D. Điều đó có thể gây hại cho thai nhi mà bạn không thể nhận ra ngay lập tức. Ngoài ra, nhiều mẹ cũng thắc mắc siêu âm 4D nhiều có tốt không? Câu trả lời là dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh siêu âm 4D gây hại cho bé nhưng bạn nên tránh lạm dụng vì điều này có thể khiến mẹ tốn thời gian và tiền bạc.
Siêu âm 4D được thực hiện như thế nào?
Siêu âm 4D được thực hiện theo cách thức tương tự như các quy trình siêu âm thai thông thường khác trong thời kỳ mang thai:
- Mẹ bầu sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên một chiếc giường và kéo áo để lộ bụng;
- Bác sĩ sẽ xoa một loại gel đặc biệt lên vùng bụng của bạn;
- Kỹ thuật viên sẽ để 1 chiếc máy dò lên trên bụng bạn và di chuyển nó theo hình vòng tròn để có được những hình ảnh tốt nhất.
Siêu âm thai 4D hoạt động thế nào?

Siêu âm 4D giúp tạo ra hình ảnh của em bé từ bên trong tử cung bằng cách:
- Một thiết bị được gọi là đầu dò sẽ được di chuyển dọc theo bụng của mẹ bầu giúp truyền sóng âm qua bụng và qua tử cung;
- Những sóng âm này sẽ phản xạ lại cơ thể bé dưới dạng âm vang;
- Máy chủ sẽ nhận những tín hiệu này và dịch chúng sang màn hình;
- Khi em bé cử động hoặc chuẩn bị đá vào bụng, bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh trên màn hình siêu âm.
Do đó, trước khi thực hiện siêu âm thai 4D, bạn nên tham khảo trước với bác sĩ và chọn lựa địa chỉ uy tín, đáng tin tưởng nhé. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về siêu âm thai 4D và đưa ra quyết định phù hợp nhất!
Có thể bạn quan tâm: Siêu âm 5D: Mẹ bầu nên biết gì trước khi lựa chọn?
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!