4. Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận
Sự hiện diện của protein trong nước tiểu khi mang thai có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên xem xét:
- Mình có thường xuyên đi tiểu không?
- Có cảm thấy khó chịu khi đi tiểu không?
Nhiễm trùng đường tiết niệu phải được điều trị kịp thời để tránh các tình trạng như nhiễm trùng thận, thường xuất hiện dưới dạng đau lưng, nôn, buồn nôn và ớn lạnh. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến bé gây sinh non hoặc sinh nhẹ cân. Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại kháng sinh an toàn đối với thai phụ.
target=”_blank”
href=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2018/06/protein-niệu-khi-mang-thai-e1529568943758.jpg”>
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2018/06/protein-niệu-khi-mang-thai-e1529568943758.jpg”
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2018/06/protein-niệu-khi-mang-thai-e1529568943758.jpg”
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2018/06/protein-niệu-khi-mang-thai-e1529568943758.jpg” src=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2018/06/protein-niệu-khi-mang-thai-e1529568943758.jpg” alt=”protein niệu khi mang thai” width=”750″ height=”500″ />
5. Các yếu tố khác gây ra protein niệu khi mang thai
Dưới đây là một số lý do khác dẫn đến tình trạng nước tiểu có protein trong thai kỳ:
- Căng thẳng quá mức
- Tiếp xúc với nhiệt độ cao
- Sốt
- Mất nước
- Tập thể dục quá nặng
- Bệnh bạch cầu, lupus ban đỏ, bệnh thận mãn tính, viêm khớp và đái tháo đường.
Triệu chứng của protein niệu khi mang thai
Bạn có thể nhận biết protein niệu khi mang thai thông qua các triệu chứng sau:
- Sưng bàn tay, bàn chân và mặt
- Nước tiểu có bọt
Từ giữa thai kỳ, bạn nên để ý đến các dấu hiệu tiền sản giật như:
- Mắt mờ
- Sưng tay, chân và mặt
- Đau đầu liên tục
- Ợ nóng dai dẳng
- Đau dữ dội bên dưới vùng xương sườn.
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng trên. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ tuần thứ 27 của thai kỳ hoặc trong những tuần đầu sau sinh.
Xét nghiệm và chẩn đoán protein niệu khi mang thai
Có nhiều phương pháp để phát hiện protein niệu như:
1. Phân tích nước tiểu bằng que thăm dò
Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nước tiểu của bạn và thử với que thăm dò nước tiểu có dải thuốc thử hóa học. Lúc này, các phản ứng hóa học sẽ xảy ra và cho ra những màu sắc khác nhau. Que thử này cũng có thể cho thấy sự hiện diện của glucose. Do đó, nó cũng có thể được sử dụng để sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Albumin là loại đạm chủ yếu trong nước tiểu làm que thăm dò chuyển màu xanh lá cây. Màu xanh càng đậm, càng nhiều đạm niệu.
2. Xét nghiệm protein nước tiểu trong 24 giờ
Xét nghiệm này có thể được thực hiện tại nhà hoặc trong bệnh viện. Bạn sẽ được lấy mẫu nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ và đem đi phân tích. Nếu protein trong nước tiểu là hơn 300mg trong 24 giờ, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Nồng độ protein trong nước tiểu được xem là bình thường khi:
- Không mang thai: Ít hơn 140mg (0,14g)/24 giờ
- Mang thai 3 tháng giữa: 0 đến 255mg (0,26g)/24 giờ
- Mang thai 3 tháng cuối: 0 đến 254mg (0,25g)/24 giờ
Protein trong nước tiểu với một lượng nhỏ là một điều phổ biến trong thai kỳ. Tình trạng này có thể là do nhiều nguyên nhân và thậm chí cũng có thể là do thận đang hoạt động tốt hơn hoặc do cơ thể đang chống lại một nhiễm trùng nào đó.
Xét nghiệm protein nước tiểu sẽ được thực hiện trong các lần khám thai định kỳ. Nếu chỉ số protein trong nước tiểu và huyết áp đều cao thì bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào, tình trạng đông máu, chức năng gan và thận.
Điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu không phải là bệnh, do việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ, nếu protein niệu là do đái tháo đường, bạn cần phải kiểm soát nó bằng cách tập thể dục, ăn uống điều độ và dùng thuốc. Nếu protein niệu là do tăng huyết áp, bạn có thể cần phải kiểm soát nó.
Ngoài việc kiểm soát các rối loạn cơ bản, bạn cũng nên ăn ít muối trong các bữa ăn. Bạn có thể hỏi bác sĩ về chế độ ăn phù hợp cho bản thân. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!