backup og meta

Mẹ bầu có nên ăn quả lê trong thời gian mang thai?

Mẹ bầu có nên ăn quả lê trong thời gian mang thai?

Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai nên bao gồm nhiều loại trái cây lành mạnh. Nhiều người trong chúng ta thích thưởng thức một miếng lê mát lạnh vào trưa hè, nhưng loại quả này có tốt cho thai phụ hay không?

Quả lê là loại quả anh em họ hàng gần với quả táo. Đây là loại trái cây được biết đến với hương vị nhẹ nhàng, dễ chịu, ngọt miệng và mùi thơm lâu. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem quả lê có tác dụng như thế nào trong những tháng thai kỳ, cách chọn lê phù hợp nhé!

Có nên ăn lê trong thời gian thai kỳ?

Ăn lê rất an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai , vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa và vitamin P. Tuy nhiên, bạn cần phải rửa chúng sạch sẽ trước khi ăn. Lê chưa rửa có chứa vi khuẩn và ký sinh trùng có hại, có thể dẫn đến các bệnh truyền qua thực phẩm như nhiễm khuẩn listeriosis và nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis. Vậy lợi ích sức khỏe của việc ăn lê trong thời kỳ mang thai là gì?

Trái lê chứa nhiều vitamin A, C, K, B9, PP, và nó có nhiều hàm lượng khoáng chất như lưu huỳnh, pectin, phốt pho, kali, sắt, kẽm, đồng, chất xơ, coban, canxi, iốt và tannin. Tuy nhiên, các vitamin và khoáng chất có ích như thế nào cho phụ nữ trong những tháng thai kỳ? Đây là những lợi ích bạn có được thông qua việc thưởng thức quả lê.

Cơ thể có khả năng để chống nhiễm trùng

Quả lê giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm thông thường như cảm lạnh, ho, cúm. Ngoài ra, chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm trùng phổi (viêm phế quản, viêm phổi) và viêm gan. Lê còn là nguồn giàu vitamin C, rất tốt cho thai kỳ. Một quả lê đơn chứa 10mg vitamin, chiếm tới 11% lượng bổ sung thực phẩm được đề nghị hàng ngày (RDA) cho phụ nữ.

Vitamin C chống lại các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể. Tiêu thụ lê cùng các loại thực phẩm có chất sắt cao như đậu, thịt hoặc gạo, vì vitamin C trong trái cây giúp cơ thể hấp thụ sắt.

Trị táo bón

Một quả lê chứa 7g chất xơ, bao gồm 2g pectin (một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa). Lê là một nguồn cung cấp chất xơ tốt giúp chống lại chứng táo bón, một vấn đề thường gặp trong thai kỳ. Táo bón trở nên cấp tính hơn bao giờ hết do thai phụ phải bổ sung sắt vào thời điểm này. Bạn nên ăn lê cùng với vỏ của nó để hấp thụ nhiều chất xơ hơn.

Cung cấp đủ calo cho mẹ bầu năng động

Hàm lượng của một quả lê chứa lên đến 100 calo, trong khi một ly nước ép lê chứa 46 calo. Trái cây không hề làm tăng cân vì nó có rất ít chất béo. Hơn nữa, trái cây làm cho bạn cảm thấy no nê và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Không làm tăng cân khi thèm ăn ngọt

Loại quả này có chứa hai carbohydrate đơn giản là glucose và fructose. Những loại đường tự nhiên này là những chất thay thế cho đường trắng và giúp bạn thỏa mãn sự thèm ăn lê khi mang thai. Nó có hương vị ngọt ngào hơn một quả táo nhưng lại chứa ít đường hơn.

Tốt cho hệ tim mạch

Khoảng 100g quả lê chứa 116 mg kali. Khoáng chất này rất cần thiết cho sự hoạt động tim của cả mẹ và bé. Ngoài ra, quả lê cũng giúp tái tạo tế bào.

Lọc sạch chất độc ra khỏi cơ thể

Hàm lượng tannin lớn có trong trái cây này giúp loại bỏ các kim loại nặng và chất độc độc hại ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

Với những lợi ích tuyệt vời từ quả lê, hy vọng mẹ bầu sẽ nhanh chóng cho quả lê vào thực đơn để nâng cao sức khỏe của mình cũng như giúp bé yêu luôn khỏe mạnh nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is It Safe To Eat Pears During Pregnancy? http://www.momjunction.com/articles/safe-eat-pears-pregnancy_0086661/?ref=content/ Ngày truy cập 10/05/2017

Tasty Pears During Pregnancy: a Source of Folic Acid and Potassium http://pn-mag.com/food/fruits/pears.html  Ngày truy cập 10/05/2017

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Thu Hiền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

Tác dụng tuyệt vời của quả kiwi cho mẹ và bé


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo