backup og meta

11 điều quan trọng bạn không thể bỏ qua khi mang song thai!

11 điều quan trọng bạn không thể bỏ qua khi mang song thai!

Niềm vui nhân đôi khi mẹ biết mình mang song thai nhưng lo lắng cũng từ đó mà tăng gấp bội. Để có thai kỳ khỏe mạnh và hai con chào đời an toàn, mẹ cần đọc kỹ những điều dưới đây.

Những sự thật về mang thai cặp sinh đôi sau đây sẽ giúp cho gia đình bạn có những kế hoạch và phương pháp phù hợp để có được một cặp song sinh như ý muốn, đồng thời chăm sóc thai nhi khoẻ mạnh và phát triển tốt.

1. Bạn có nhiều khả năng mang song thai một cách tự nhiên khi ở độ tuổi 30 và 40

Chúng ta đều nghe rằng càng cao tuổi thì càng khó thụ thai, nhưng thực tế yếu tố tuổi tác lại có thể làm tăng khả năng mang song thai. Một khi bạn đã 25 tuổi hoặc trong độ tuổi 30 và 40, chu kỳ rụng trứng sẽ không thường xuyên nữa và bạn có thể rụng hai trứng cùng một lúc. Điều này dẫn đến khả năng mẹ mang thai đôi dễ dàng.

2. Nếu có hai thai nhi trong bụng, bạn sẽ cần phải bổ sung thêm axit folic đấy

Phụ nữ mang song thai sẽ cần phải bổ sung axit folic nhiều hơn để phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho con. Giới chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung 1 milligram (mg) axit folic mỗi ngày cho thai sinh đôi và 0,4 mg nếu là thai đơn.

Có thể bạn quan tâm: Khám phá điều kỳ diệu: Sự phát triển của song thai diễn ra theo từng tuần

3. Phụ nữ mang song thai cần được theo dõi nhiều hơn bởi các bác sĩ sản khoa

mang song thai nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Kinh nghiệm mang thai đôi cho thấy các mẹ cần đi khám thai nhiều hơn. Sản phụ lúc này nên được tiến hành siêu âm thường xuyên nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, có một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai cho các mẹ bầu đang mang thai đôi. Điển hình như, cơ hội sẩy thai sau chọc ối tầm soát dị tật sẽ cao hơn trong lần mang thai đôi. Nếu nguy cơ sẩy thai là 1/1.000 trong đơn thai, thì nó sẽ lên tới 1/500 ở thai đôi.

4. Mẹ bầu sẽ ốm nghén nhiều hơn khi mang bầu song thai

Hàm lượng hormone thai kỳ tăng cao được xem là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén và nồng độ này cao hơn hẳn ở những phụ nữ mang thai sinh đôi, vì vậy phụ nữ mang cặp song thai sẽ có các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn mửa cao hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hầu hết tình trạng ốm nghén sẽ giảm bớt trong tuần 12 đến 14 của thai kỳ nên các mẹ bầu có thể yên tâm nhé.

Tuy nhiên, các bác sĩ ghi nhận rằng nhiều mẹ bầu mang thai đôi than phiền về việc đau lưng nhiều hơn, khó ngủ và ợ nóng nhiều hơn. Bà mẹ sinh đôi cũng có một tỷ lệ cao mắc bệnh thiếu máubăng huyết sau sinh.

5. Xuất huyết thai kỳ xảy ra phổ biến hơn trong lần mang thai sinh đôi

Khi bạn chảy máu âm đạo bất thường trong ba tháng đầu tiên, bạn có thể có nguy cơ sẩy thai và điều này thường gặp ở phụ nữ sinh đôi, sinh ba và sinh tư.

Nếu xuất huyết lượng ít (các vệt máu, đốm máu nhỏ) thì bạn không phải hốt hoảng. Tuy nhiên, trường hợp mẹ đau bụng nhiều kèm theo chảy máu và xuất hiện cục máu đông thì đó là dấu hiệu cho thấy vấn đề đang trở nên nghiêm trọng hơn và bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

6. Bạn vẫn sẽ cảm thấy thai máy (cử động thai) bình thường nếu mang thai sinh đôi

mang bầu song sinh dễ cảm nhận thai máy hơn

Người ta thường nói mang thai sinh đôi sẽ thấy thai máy sớm hơn bình thường, tuy nhiên, đó là điều không đúng. Thông thường khi bạn đang mang song thai, cử động thai (hay tên dân gian thường gọi là “em bé đạp”) trở nên đáng chú ý hơn ở tuần 18 đến 20 của thai kỳ và điều này cũng giống với ở tình huống  đơn thai. Nếu bạn đã từng mang thai trước đó, bạn sẽ biết chuyển động của thai nhi là như thế nào, nhưng nếu đang mang thai lần đầu tiên, bạn sẽ khó có thể phân biệt được sự chuyển động từ hoạt động tiêu hóa và sự chuyển động của thai nhi.

7. Mẹ mang song thai có thể tăng cân nhiều hơn các bà mẹ mang thai đơn

Với cặp song sinh, mẹ bầu tăng cân nhiều bởi vì họ có hai em bé, hai nhau thai và nhiều nước ối hơn. Bạn cũng cần nhiều calo hơn để mang thai sinh đôi.

Tuy nhiên, không có một công thức nào được thiết lập cho việc tăng cân trong quá trình mang thai sinh đôi. Sự tăng cân trung bình là 11,5 kg cho mang thai đơn và 13,5 – 16 kg cho mang thai đôi. Các bà mẹ mang song sinh không nên tăng nhiều hơn 18 kg hoặc ít hơn 7 kg. Và để có được kế hoạch tăng cân phù hợp nhất với mình, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ở lần đi khám thai định kỳ.

8. Nguy cơ tiền sản giật khi mang thai cao ở các bà mẹ có bầu song thai

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân nào gây ra tiền sản giật, nhưng họ nhận thấy có sự liên quan giữa mang song thai và hiện tượng này. Triệu chứng của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, tiểu đạm, phù tay chân. Tiền sản giật có thể chuyển thành sản giật khi sinh và gây nên tử vong ở phụ nữ mang thai.

9. Mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn khi mang thai sinh đôi

mang song thai mẹ có nguy cơ tiểu đường

Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai song sinh cao hơn bình thường. Nguy cơ lớn nhất là khi có em bé nặng ký hơn và đòi hỏi phải sinh mổ để lấy em bé ra.

Hơn nữa, bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

10. Các bà mẹ mang thai đôi thường sinh non

Các bà mẹ mang song thai có tỷ lệ sinh non cao hơn so với đơn thai. Sinh non là khi em bé được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Sinh non trước tuần thứ 34 vẫn chưa phải là một vấn đề sức khoẻ nguy hiểm, vì lúc này phổi của bé đã bắt đầu trưởng thành và bé sẽ được tiêm thuốc hỗ trợ phổi. Tuy nhiên, sinh non vẫn luôn kèm theo các nguy cơ mắc bệnh hô hấp sau này cũng như các vấn đề khác như nhẹ cân, suy dinh dưỡng, miễn dịch yếu,…

11. Bạn có khả năng sinh mổ cao hơn khi mang thai đôi

Khả năng phải sinh mổ là hoàn toàn cao hơn nếu trong bụng bạn là một cặp song sinh. Ngoài ra, ngôi mông ở thai đôi thường gặp hơn ở thai đơn và ngôi mông là một chỉ định thường gặp của mổ lấy thai.

Chưa kể đến những điều trên, thì lẽ đương nhiên là khi phải mang thai hai đứa bé, bạn sẽ phải vất vả hơn gấp bội. Dù vậy, niềm vui của bạn cũng sẽ được nhân đôi lên khi chào đón những đứa con xinh xắn đáng yêu qua bao vất vả, phải không?

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Twin pregnancy facts

http://www.parents.com/pregnancy/my-baby/twins-multiples/twin-pregnancy-facts/

Ngày truy cập: 01/02/2021

11 things you didn’t know about twin pregnancies

http://www.webmd.com/baby/features/11-things-you-didnt-know-about-twin-pregnancies

Ngày truy cập: 01/01/2021

Twin Pregnancy: Answers from an Expert

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/staying-healthy-during-pregnancy/twin-pregnancy-answers-from-maternal-fetal-medicine-specialist Truy cập ngày 11/01/2022

Pregnant with twins

https://www.nhs.uk/pregnancy/finding-out/pregnant-with-twins/ Truy cập ngày 11/01/2022

Pregnant with twins

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/twins-and-multiple-pregnancy Truy cập ngày 11/01/2022

Phiên bản hiện tại

11/01/2022

Tác giả: Bích Hà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bốc hỏa khi mang thai: Làm sao để mẹ hạ nhiệt hiệu quả, an toàn?

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì để em bé phát triển khỏe mạnh?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 11/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo