Bà bầu bị ghẻ sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khi điều trị, bạn cần phải cẩn thận bởi một số loại thuốc trị ghẻ có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho bé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bà bầu bị ghẻ sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khi điều trị, bạn cần phải cẩn thận bởi một số loại thuốc trị ghẻ có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho bé.
Trong thời gian mang thai, việc giữ cơ thể khỏe mạnh là điều rất quan trọng. Thế nhưng, nếu không may, bạn bị ghẻ khi đang mang thai bé cưng thì phải làm sao? Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ cung cấp một số thông về căn bệnh này để bạn có cách điều trị, phòng ngừa phù hợp.
Ghẻ là một loại bệnh ngoài da do ký sinh trùng gây ra. Sau khi bám vào da, con ghẻ sẽ nhanh chóng chui xuống bề mặt và đẻ trứng. Đa phần, những con ghẻ này sẽ chết sau một tháng nhưng trứng của chúng sẽ nở và tạo thành những con ghẻ mới. Vòng đời của những con ghẻ này thường chỉ từ 2 – 3 tuần. Ghẻ là căn bệnh có thể lây truyền thông qua tiếp xúc thông thường. Nếu bạn có tiếp xúc cơ thể gần gũi hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, ngủ chung giường với người bị ghẻ, những con ký sinh trùng này có thể lây lan và làm tổ trên da của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị lây ghẻ từ các vật chủ khác như gia súc hay vật nuôi.
Sau khi tiếp xúc với con ghẻ, khoảng 6 tuần sau bạn mới có các triệu chứng dưới đây:
Bệnh ghẻ có gây hại cho thai kỳ hay không là băn khoăn thường gặp ở nhiều bà bầu. Theo các chuyên gia, ghẻ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh ghẻ trong thời gian mang thai có thể khó khăn bởi các loại thuốc được kê cho bà bầu thường rất hạn chế. Nếu bạn đang bị ghẻ, đừng quá lo bởi ngoài việc dùng thuốc, còn có rất nhiều phương pháp điều trị an toàn khác mà bạn có thể cân nhắc.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng trên da. Sau đó, bác sĩ có thể lấy một mẩu da của bạn đem đi kiểm tra để xem có ký sinh trùng ẩn nấp hay không. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể chỉ định sinh thiết da.
Mặc dù chưa có nghiên cứu chứng minh ghẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng các loại thuốc điều trị thì có thể ảnh hưởng đến bé. Chính vì vậy, nếu bị ghẻ khi mang thai, bạn cần phải hết sức thận trọng trong việc điều trị, tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc điều trị ghẻ cho bà bầu đảm bảo an toàn mà bác sĩ có thể chỉ định:
Hai loại thuốc mà bạn không bao giờ nên dùng trong thai kỳ là Ivermectin và Lindane vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị ngứa toàn thân phải làm sao? Có nguy hiểm không?
Trộn một ít tinh dầu neem với bột nghệ và một ít nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này thoa lên da cho đến khi các triệu chứng ghẻ biến mất.
Trộn một ít tinh dầu tràm trà với dầu dừa và thoa lên vùng da bị ghẻ, đây là cách đơn giản để điều trị ghẻ hiệu quả.
Thoa tinh dầu mù tạt lên khắp cơ thể trước khi tắm để loại bỏ những con ghẻ ký sinh gây bệnh trên cơ thể.
Ngoài những cách trên, bạn có thể thử thoa giấm trắng không pha loãng, nước ép lá mơ hoặc dầu mè lên da để giảm ngứa và loại bỏ ký sinh trùng.
Bệnh ghẻ khá là khó phòng ngừa do nó lây qua truyền qua việc tiếp xúc hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số bí quyết sau để giảm nguy cơ bị ghẻ:
Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về tình trạng bị ghẻ khi mang thai. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, hãy đến gặp bác sĩ để xin lời khuyên nhé.
Ngân Phạm/ HELLO BACSI
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!