backup og meta

6 nguy hiểm nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều

6 nguy hiểm nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều

Các thai phụ tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai có thể sẽ gặp những rủi ro sau:

1. Các vấn đề khó chịu trong quá trình mang thai

Sự khó chịu trong quá trình mang thai sẽ tỉ lệ thuận với số cân tăng lên của bạn. Tăng cân vượt mức luôn khiến thai phụ gặp phải các vấn đề từ đau lưng cho đến mệt mỏi, đau chân, giãn tĩnh mạch, chứng ợ nóng, bệnh trĩ, khó thở và cả đau khớp.

2. Các biến chứng khi mang thai

Tăng cân nhiều sẽ khiến bạn dễ mắc phải các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, ợ nóng, nhiễm trùng, đau đầu, yếu hoặc đau tay do dây thần kinh đi qua cổ tay bị chặn, rối loạn mô khớp trong thời gian mang thai. Việc khám thai cho bạn cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.

3. Các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh con

Cân nặng người mẹ càng nặng thêm bao nhiêu thì em bé cũng sẽ có thể nặng thêm bấy nhiêu. Các em bé sơ sinh lớn thường khó sinh hơn so với các em bé có kích cỡ trung bình và việc sinh nở cho các bé lớn này có thể sẽ phải cần sự hỗ trợ của các dụng cụ hoặc bạn có thể sẽ phải sinh mổ.

4. Khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 75% những bà mẹ tăng hơn 11 – 25 kg số cân được khuyến cáo trong thời gian mang thai sẽ có khả năng gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ. Người mẹ càng tăng thêm bao nhiêu cân thì khó khăn gặp phải sẽ càng nhiều bấy nhiêu.

5. Mắc bệnh béo phì sau khi sinh

Các thai phụ tăng nhiều cân hơn khuyến cáo thường sẽ khó giảm cân sau khi sinh gấp hai lần so với các thai phụ tăng đúng số cân như hướng dẫn. Quan trọng hơn, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ tăng cân quá nhiều nhưng không thể giảm cân trong vòng 6 tháng sau khi sinh sẽ dễ mắc bệnh béo phì trong 10 năm sau đó.

6. Các vấn đề sức khỏe trong tương lai

Phụ nữ tăng quá nhiều cân trong thời gian mang thai và không có biện pháp giảm cân sau đó sẽ có khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và các bệnh về tim mạch.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Murkoff, Heidi. What to Expect, Eating Well When You’re Expecting. New York: Workman Publishing Company, 2005. Bản in. Trang 45

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Chỉ số para là gì? Cách đọc và ý nghĩa trong sản khoa

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo