backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Vô sinh có chữa được không? Những công nghệ hỗ trợ sinh sản phổ biến

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 19/12/2022

    Vô sinh có chữa được không? Những công nghệ hỗ trợ sinh sản phổ biến

    Vô sinh hiếm muộn là một nỗi lo lớn của các cặp vợ chồng mong muốn có con nhưng vẫn chưa đạt được ước nguyện. Tình trạng này cũng làm dấy lên những thắc mắc xoay quanh vấn đề vô sinh có chữa được không.

    Để có được câu trả lời cho băn khoăn “Vô sinh có chữa được không?”, cũng như biết được những phương pháp chữa vô sinh được áp dụng hiện nay, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

    Giải đáp thắc mắc: Vô sinh có chữa được không?

    Không ít cặp vợ chồng gặp khó khăn về đường con cái đã luôn trăn trở về vấn đề “Vô sinh có chữa được không?”, “Vô sinh thứ phát có chữa được không?”… Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu để có lời giải đáp nhé.

    Đối với câu hỏi “Vô sinh có chữa được không?”, câu trả lời là hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, tình trạng vô sinh hiếm muộn đã có thể được điều trị. Các phương pháp chữa vô sinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

    Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng, có những cách chữa vô sinh có thể giúp các cặp vợ chồng thụ thai và sinh nở thành công, nhưng ngược lại, cũng có một số nguyên nhân không thể được chữa trị dứt điểm, chẳng hạn như một số vấn đề liên quan đến dị dạng cấu trúc trong cơ quan sinh sản. Trong trường hợp này, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sẽ được áp dụng để giúp các cặp đôi có con.

    Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho băn khoăn “Vô sinh có chữa được không?”. Để điều trị vô sinh, cả vợ và chồng cần phải đồng lòng cùng nhau phối hợp, tìm ra nguyên nhân chính xác để các bác sĩ có biện pháp chữa bệnh phù hợp.

    Những phương pháp chữa vô sinh bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART)

    Chắc hẳn là đọc đến đây, bạn không còn thắc mắc vấn đề “Vô sinh có chữa được không?”. Như đã đề cập ở trên, trong một số trường hợp nhất định, tình trạng vô sinh không thể được chữa dứt điểm. Không những thế, ở một số cặp vợ chồng, mặc dù đã áp dụng nhiều cách chữa vô sinh khác nhau nhưng vẫn không có kết quả. Lúc này, công nghệ hỗ trợ sinh sản thường được sử dụng. Vậy, hiện nay có những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nào?

    1. Vô sinh có chữa được không? Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

    vô sinh có chữa được không

    Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phổ biến nhất. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm liên quan đến việc kích thích rụng trứng và lấy nhiều trứng ra khỏi cơ thể phụ nữ. Sau đó, trứng được mang đi thụ tinh với tinh trùng khỏe mạnh trong phòng thí nghiệm. Trứng được thụ tinh (phôi) phát triển trong 3 đến 5 ngày, sau đó, phôi được đặt vào tử cung của người phụ nữ để có thể làm tổ và phát triển thành thai nhi. 

    Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra như sau:

    • Bước 1: Kích thích rụng trứng: Người phụ nữ cần dùng thuốc kích trứng để kích thích buồng trứng sản xuất ra nhiều trứng trưởng thành cùng một lúc hơn bình thường. Những loại thuốc này được tiêm trong 8-14 ngày. Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sự phát triển của trứng bằng phương pháp siêu âm qua ngả âm đạo và xét nghiệm máu, từ đó đánh giá sự phát triển của nang trứng và khả năng sản xuất estrogen của buồng trứng. Đến khi trứng trưởng thành (được xác định bởi kích thước của nang noãn qua phương pháp siêu âm và nồng độ estrogen), bác sĩ sẽ tiến hành tiêm hormone hCG để bắt đầu kích thích quá trình rụng trứng. Sau 34-36 giờ kể từ khi tiêm hCG, bác sĩ sẽ tiến hành lấy trứng.
    • Bước 2: Lấy trứng: Đây là quá trình lấy trứng ra khỏi buồng trứng để thụ tinh. Trước khi lấy trứng, người phụ nữ cần được dùng thuốc an thần nhẹ và thuốc giảm đau hoặc được gây mê. Sau 30 phút, một đầu dò siêu âm được đưa vào âm đạo của phụ nữ để quan sát tổng thể buồng trứng và các nang chứa trứng. Tiếp theo, một cây kim được đưa qua thành âm đạo đến buồng trứng cùng với một thiết bị hút để lấy trứng ra ngoài.
    • Bước 3: Thụ tinh: Vô sinh có chữa được không nếu dùng IVF? Tinh dịch của người chồng được thu thập, nếu có tinh trùng khỏe mạnh sẽ được mang đi ly tâm để cô đặc và giảm thể tích. Sau đó, trứng và tinh trùng sẽ được trộn lẫn và ủ qua đêm để thụ tinh trong phòng thí nghiệm. 
    • Bước 4: Chuyển phôi: Phôi phát triển từ phương pháp thụ tinh ống nghiệm sẽ được đặt vào tử cung từ 1-6 ngày sau khi lấy trứng ra. Quy trình chuyển phôi thường không gây đau, nhưng một số phụ nữ có thể bị chuột rút. Một ống dài và mỏng sẽ được đưa qua âm đạo vào tử cung để bác sĩ bơm phôi vào tử cung. 

    Lưu ý: 

    • Đôi khi phôi được đông lạnh và rã đông trước, sau đó mới chuyển phôi. Điều này thường được thực hiện khi phôi tươi không làm tổ được hoặc khi các cặp đôi muốn đông lạnh trứng để có thể mang thai nhiều năm sau. 
    • Mặc dù IVF có thể thành công, nhưng không có gì đảm bảo rằng phụ nữ sẽ mang thai.

    2. Chữa vô sinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI)

    vô sinh có chữa được không

    Nếu bạn vẫn thắc mắc vô sinh có chữa được không hay còn có những phương pháp hỗ trợ điều trị nào, thì cùng tìm hiểu về phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI). Đây là phương pháp đưa tinh trùng khỏe mạnh vào tử cung của phụ nữ bằng một ống dài và nhỏ trong thời gian phụ nữ đang rụng trứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân vô sinh, thời điểm thụ tinh nhân tạo có thể được thực hiện trong chu kỳ bình thường của phụ nữ hoặc khi phụ nữ dùng thuốc sinh sản kích thích rụng trứng.

    Thụ tinh nhân tạo thường được dùng để điều trị vô sinh trong những trường hợp sau:

    • Phụ nữ có sẹo hoặc dị tật ở cổ tử cung
    • Nam giới có số lượng tinh trùng thấp
    • Nam giới có tinh trùng kém di động
    • Nam giới không thể cương cứng
    • Nam giới bị xuất tinh ngược, một tình trạng tinh trùng được phóng vào bàng quang thay vì ra khỏi dương vật
    • Các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong quan hệ tình dục

    Phương pháp thụ tinh nhân tạo có thành công hay không phụ thuộc vào nguyên nhân hiếm muộn của hai vợ chồng. Nếu việc thụ tinh được thực hiện hàng tháng bằng tinh trùng tươi hoặc đông lạnh, tỷ lệ thành công có thể lên tới 20% mỗi chu kỳ. Những kết quả này phụ thuộc vào việc có sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản hay không, độ tuổi của người vợ và nguyên nhân vô sinh cũng như các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự thành công của chu kỳ.

    3. Vô sinh có chữa được không? Điều trị vô sinh bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI)

    Tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI) là một cách thụ tinh khác của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. ICSI được sử dụng thay cho cách thụ tinh tự nhiên giữa trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm khi tinh trùng không thể tự thụ tinh cho trứng, thường là do chất lượng hoặc số lượng tinh trùng kém hoặc do các nỗ lực thụ tinh trong các chu kỳ IVF trước đó không thành công. 

    Lúc này, một tinh trùng khỏe mạnh sẽ được tiêm trực tiếp vào trứng trưởng thành bằng kim. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ được đặt vào lòng tử cung.

    Ngoài ra, nếu tinh trùng không thể thụ tinh với trứng một cách tự nhiên trong phòng thí nghiệm, các cặp vợ chồng nên xem xét làm xét nghiệm di truyền. Việc này giúp xác định xem tinh trùng có bất thường về nhiễm sắc thể có thể gây ra các vấn đề về phát triển bất thường trong phôi hay không.

    4. Chuyển giao tử trong vòi trứng (GIFT)

    Vô sinh có chữa được không nếu đã áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản kể trên và thất bại. Theo các chuyên gia sản khoa, một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản khác giúp điều trị vô sinh là chuyển giao tử trong vòi trứng (chuyển giao tử qua ống dẫn trứng). 

    Sau khi trứng và tinh trùng được thu thập, một dụng cụ sợi quang nhỏ gọi là nội soi ổ bụng được sử dụng để dẫn truyền tinh trùng và trứng chưa được thụ tinh vào ống dẫn trứng của phụ nữ bằng cách rạch một đường nhỏ trên bụng.

    5. Vô sinh có chữa được không? Dùng phương pháp chuyển hợp tử vào vào ống dẫn trứng (ZIFT)

    vô sinh có chữa được không

    Khác với phương pháp GIFT, phương pháp chuyển hợp tử vào vòi trứng (ZIFT) là chuyển trứng đã thụ tinh vào ống dẫn trứng của phụ nữ.

    Cụ thể, trứng và tinh trùng được thu thập sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau 24 giờ, trứng được thụ tinh sẽ được chuyển vào ống dẫn trứng bằng phương pháp nội soi. Kỹ thuật này được sử dụng ở những phụ nữ có ống dẫn trứng khỏe mạnh.

    6. Chữa vô sinh bằng trứng/phôi hoặc tinh trùng của người hiến tặng

    vô sinh có chữa được không

    Khi các cặp vợ chồng không thể mang thai dù đã cố gắng điều trị vô sinh hoặc áp dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản truyền thống, thì các cặp vợ chồng này có thể lựa chọn sử dụng một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản do bên thứ ba hỗ trợ để mang thai, chẳng hạn như:

    • Nhận tinh trùng hiến tặng: Các cặp vợ chồng có thể lựa chọn tinh trùng được hiến tặng nếu người chồng không thể sản xuất tinh trùng hay sản xuất tinh trùng với số lượng rất thấp hoặc mắc bệnh di truyền. Tinh trùng hiến tặng có thể được sử dụng kết hợp với phương pháp IUI hoặc với IVF.
    • Nhận trứng được hiến tặng: Vô sinh ở nữ có chữa được không? Nếu người vợ không thể sản xuất trứng khỏe mạnh để có thể thụ tinh, mang thai và sinh nở, hãy cân nhắc đến việc dùng trứng được hiến tặng. Người hiến trứng sẽ trải qua các bước kích thích rụng trứng và lấy trứng của IVF. Trứng hiến tặng sau đó có thể được thụ tinh bởi tinh trùng từ người chồng. Phôi thu được sẽ được đặt vào tử cung của người vợ để làm tổ nhờ các phương pháp điều trị bằng hormone. Việc sử dụng phương pháp hiến tặng trứng có thể đặc biệt hữu ích đối với những phụ nữ:
      • Bị suy buồng trứng nguyên phát
      • Đã từng hóa trị hoặc xạ trị
      • Đã từng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng
      • Bẩm sinh không có buồng trứng
      • Là người đã biết bản thân mang bệnh di truyền
      • Bị vô sinh do chất lượng trứng kém
      • Đang mãn kinh
    • Nhận phôi được hiến tặng: Khi quá trình thụ tinh của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tạo ra nhiều phôi cùng một lúc, một số gia đình lựa chọn hiến phôi cho những cặp vợ chồng không thể có con. Lúc này, lượng phôi còn lại sẽ được bảo quản để sử dụng cho một cặp vợ chồng khác có nhu cầu. Phôi hiến tặng sẽ được cấy vào tử cung của người nhận. Những trường hợp nên dùng phương pháp hiến phôi là:
      • Người vợ hoặc người chồng bị vô sinh và đang tìm kiếm các công nghệ hỗ trợ sinh sản khác thay thế.
      • Vợ chồng đã nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm nhưng thất bại.
      • Người vợ hoặc người chồng lo lắng hoặc có nguy cơ cao mắc các rối loạn di truyền.

    7. Vô sinh có chữa được không? Nhờ người mang thai hộ

    vô sinh có chữa được không

    Một hình thức ứng dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản do bên thứ ba hỗ trợ để mang thai khác là nhờ người mang thai hộ. Một cặp vợ chồng có thể nhờ người mang thai hộ trong trường hợp:

    • Người vợ không thể mang thai đủ tháng mặc dù có thể sản xuất trứng khỏe mạnh.
    • Người vợ không thể sản xuất trứng khỏe mạnh để thụ tinh.
    • Người vợ không có tử cung.
    • Người vợ có nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe khi mang thai.

    Nếu người vợ vẫn có thể sản xuất trứng khỏe mạnh để thụ tinh, trứng của người vợ có thể được lấy ra để thụ tinh với tinh trùng thành phôi thai trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi sẽ được cấy vào tử cung của người mang thai hộ. Do đó, đứa trẻ sinh ra sẽ có quan hệ huyết thống về mặt sinh học với người mang thai hộ và với người chồng. 

    8. Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching)

    Vô sinh có chữa được không nếu dùng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng? Sau khi thụ tinh được khoảng 5 ngày, tế bào bên trong phôi sẽ bắt đầu thoát khỏi màng trong suốt bao quanh phôi (sự thoát màng của phôi) để bám vào nội mạc tử cung và làm tổ, từ đó phát triển thành thai nhi.

    Mặc dù vậy, ở những cặp vợ chồng chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, do nhiều yếu tố khác nhau mà phôi có lớp màng bao dày và cứng, khiến phôi khó thoát màng hơn. Lúc này, cách giải quyết là áp dụng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching), một kỹ thuật hỗ trợ cấy phôi vào niêm mạc tử cung bằng cách mở lớp vỏ ngoài của phôi.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được vô sinh có chữa được không và có những công nghệ hỗ trợ sinh sản nào hiện nay để có sự lựa chọn phù hợp. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

    Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


    Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 19/12/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo