backup og meta

Ở cữ là gì và bao lâu là hợp lý? Kinh nghiệm ở cữ đúng cách, khoa học

Ở cữ là gì và bao lâu là hợp lý? Kinh nghiệm ở cữ đúng cách, khoa học

Sau khi sinh con, phụ nữ thường được khuyên rằng nên ở cữ để cơ thể có thể hồi phục tốt nhất. Vậy, ở cữ là gì và ở cữ kéo dài trong bao lâu? Bí quyết ở cữ đúng cách và khoa học là gì?

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được ở cữ là gì và những điều cần biết khi ở cữ sau sinh.

Giải đáp thắc mắc: Ở cữ là gì?

Quá trình sinh nở được ví như một lần “bước qua cửa tử’, vì mẹ bầu phải chịu đựng cơn đau chuyển dạ và sinh nở tương đương với việc bị gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc. Không những thế, sau khi vượt cạn thành công, mẹ sau sinh còn phải đối diện với nguy cơ về hậu sản như băng huyết, trầm cảm sau sinh, táo bón… Vì những điều này, phụ nữ cần được nghỉ ngơi sau khi sinh để cơ thể hoàn toàn hồi phục.

Theo dân gian, khoảng thời gian nghỉ ngơi, bồi bổ và hồi phục sức khỏe sau khi sinh con của người mẹ được gọi là giai đoạn ở cữ. Mọi phụ nữ sau sinh đều cần được tạo điều kiện để ở cữ. Nếu ở cữ đúng cách và đủ thời gian, người mẹ có thể nhanh chóng phục hồi, đồng thời hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe lâu dài cũng như tâm lý.

Ở cữ là gì mà ai cũng quan tâm? Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng khuyến khích mẹ sau sinh nên ở cữ. Theo y học cổ truyền Trung Hoa, phụ nữ sau sinh bị mất cân bằng thể chất âm dương, do đó phải thực hiện ở cữ bằng cách nghỉ ngơi nhiều và ở trong nhà để đảm bảo phục hồi sau sự mất cân bằng do mang thai và ngăn ngừa bệnh tật trong tương lai.

Giải đáp thắc mắc: Ở cữ kéo dài bao nhiêu ngày?

ở cữ là gì? Ở cữ bao lâu?

Như vậy là bạn đã biết được ở cữ là gì. Vậy, ở cữ bao lâu là hợp lý? Theo quan niệm từ xa xưa của người Việt, thời gian ở cữ kéo dài 3 tháng 10 ngày (100 ngày). Mặc dù vậy, ở xã hội hiện nay, khi y học phát triển và mọi người dần hiểu hơn về mục đích của việc ở cữ, thì không còn quy định cứng nhắc về thời gian ở cữ cho sản phụ.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà phụ nữ sau sinh có thể có thời gian ở cữ khác nhau. Đa số phụ nữ hiện đại lựa chọn rút ngắn thời gian ở cữ dưới 100 ngày để tiện cho công việc và các hoạt động cá nhân.

Thông thường, nếu sau khi sinh, sức khỏe người mẹ ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần, không gặp phải các biến chứng bất thường sau sinh, thì khoảng 1 tháng là người mẹ đã có thể phục hồi tốt và bắt đầu quay trở lại sinh hoạt như bình thường. Thậm chí, có trường hợp cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn, người mẹ cảm thấy khỏe hơn, thì thời gian ở cữ có thể ngắn hơn 1 tháng. 

Tốt nhất là, phụ nữ sau sinh nên nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi cơ thể thực sự phục hồi và sẵn sàng kết thúc giai đoạn ở cữ. Đừng vì gấp gáp muốn quay lại cuộc sống thường nhật mà vội vàng rút ngắn thời gian ở cữ, khiến sức khỏe giảm sút về lâu dài.

Lưu ý

Mặc dù khoảng thời gian ở cữ sau sinh không dài, nhưng giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh.

Kinh nghiệm ở cữ đúng cách dành cho mẹ sau sinh

ở cữ là gì?

Theo y học cổ truyền, phụ nữ sau sinh bị mất cân bằng về âm dương, dễ bị tổn thương về mặt sinh lý, và quá trình ở cữ sẽ giúp cân bằng lại tình trạng này. Trong thời gian ở cữ, người mẹ cần nghỉ ngơi trên giường càng nhiều càng tốt, tránh một số hoạt động như ra khỏi nhà, tiếp khách, tắm bồn, quan hệ tình dục, sinh hoạt nơi có gió lùa… Không những thế, phụ nữ cũng cần hạn chế nhiều món ăn, chẳng hạn như tránh đồ ăn lạnh, một số loại trái cây và rau củ… 

Tuy nhiên, liệu đây có phải là cách ở cữ đúng đắn? Kinh nghiệm ở cữ khoa học là gì?

Thực tế, các nghiên cứu cho thấy, việc tuân thủ chế độ ở cữ theo quan niệm truyền thống có thể gây áp lực, căng thẳng tâm lý cho người mẹ, có thể làm gia tăng tình trạng trầm cảm sau sinh. Do đó, hãy tham khảo kinh nghiệm ở cữ khoa học và đúng cách mà Hello Bacsi tổng hợp được dưới đây:

1. Những điều cần tránh khi ở cữ là gì?

Kinh nghiệm ở cữ khoa học là gì? Để giai đoạn ở cữ mang lại hiệu quả tối đa, mẹ sau sinh cần tránh những điều sau:

  • Tránh mang vật nặng: Người mẹ cần tránh mang vác bất cứ vật gì nặng hơn em bé trong thời gian ở cữ, nhất là đối với mẹ sinh mổ, vì nếu không có thể gây đau vết thương, đau lưng, đau hông, khó hồi phục.
  • Hạn chế leo cầu thang: Việc leo cầu thang có thể khiến mẹ tốn sức, vết thương lâu lành. Do đó, mẹ cần hạn chế số lần lên xuống cầu thang mỗi ngày, nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Cơ thể mẹ bầu cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau sinh, nhất là những phụ nữ sinh mổ. Do đó, mẹ chỉ nên quan hệ tình dục khi vết khâu hoặc vết mổ đã lành, tình trạng chảy máu và tiết dịch sau sinh đã giảm ở mức tối thiểu.
  • Tuyệt đối không thụt rửa hay dùng tampon, cốc nguyệt san: Những điều cần tránh khi ở cữ là gì? Trong 4-6 tuần đầu tiên sau khi sinh, phụ nữ nên kiêng thụt rửa hay đặt tampon hay cốc nguyệt san. 
  • Kiêng thức uống có cồn: Thức ăn và đồ uống có cồn có thể gây hại cho trẻ sơ sinh bú mẹ, đồng thời làm chậm quá trình lành thương ở người mẹ.
  • Tránh ăn thiếu chất dinh dưỡng: Nhiều chị em mong muốn lấy lại vóc dáng sau sinh nên áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem nhiều món, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của mẹ.
  • Hạn chế ăn quá mặn: Để tránh bị cao huyết áp sau sinh, phụ nữ không nên ăn quá mặn.
  • Tránh căng thẳng: Điều mẹ cần tránh khi ở cữ là gì? Khi ở cữ, mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi vì có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.
  • Kiêng tắm nước lạnh hoặc đi bơi: Sau sinh, mẹ dễ bị cảm lạnh. Do đó, cần kiêng tắm nước lạnh, đi bơi…

2. Những điều nên làm khi ở cữ là gì?

ở cữ là gì

Khi tìm hiểu kinh nghiệm ở cữ đúng cách là gì, người mẹ nên “bỏ túi” những điều nên làm sau đây:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc: Việc dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và có những giấc ngủ ngon sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
  • Ăn uống đầy đủ: Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất sẽ giúp vết thương mau lành, tăng cường sức khỏe, đảm bảo sản xuất đủ sữa cho con bú.
  • Uống đủ nước: Nước lọc, nước trái cây và sữa đều là những lựa chọn tốt khi ở cữ, giúp giảm táo bón sau sinhtăng lượng sữa.
  • Vận động nhẹ nhàng: Khi cơ thể đã phục hồi một phần sau sinh, mẹ nên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi dạo quanh phòng.
  • Chăm sóc vết thương đúng cách: Việc chăm sóc vết thương (vết rạch tầng sinh môn hay vết mổ) đúng cách sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sau sinh.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ ở cữ là gì, nên ở cữ bao lâu và “bỏ túi” được những kinh nghiệm ở cữ khoa học.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Prevalence of Traditional Asian Postpartum Practices at a Federally Qualified Health Center – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8669035/ Ngày truy cập: 19/04/2023

Adherence to Traditional Chinese Postpartum Practices and Postpartum Depression: A Cross-Sectional Study in Hunan, China – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8353075/ Ngày truy cập: 19/04/2023

“Doing the month”: Postpartum practices in Chinese women https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24798890/ Ngày truy cập: 19/04/2023

“Doing the month”: Confinement and convalescence of Chinese women after childbirth – ScienceDirect https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/0160798778900030 Ngày truy cập: 19/04/2023

Doing the Month and Asian Cultures: Implications for Health Care | Request PDF https://www.researchgate.net/publication/244917329_Doing_the_Month_and_Asian_Cultures_Implications_for_Health_Care Ngày truy cập: 19/04/2023

The New Mother: Taking Care of Yourself After Birth https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-new-mother-taking-care-of-yourself-after-birth-90-P02693 Ngày truy cập: 19/04/2023

Postpartum Care: Caring for Your Health After Childbirth https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9679-postpartum-care Ngày truy cập: 19/04/2023

Phiên bản hiện tại

10/05/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Mẹ bỉm sau sinh bao lâu được uống nước đá?

Mẹ sau sinh có nên ăn sữa chua không? Mẹ nào nên, mẹ nào không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 10/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo