Hậu “khai hoa nở nhụy” các mẹ thường dành phần lớn thời gian để chăm con, nhưng không may sự mất cân bằng nội tiết tố khiến việc này trở nên khó khăn hơn bởi bạn có thể gặp một vài vấn đề sức khỏe, trong đó có tình trạng nổi mề đay sau sinh.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Hậu “khai hoa nở nhụy” các mẹ thường dành phần lớn thời gian để chăm con, nhưng không may sự mất cân bằng nội tiết tố khiến việc này trở nên khó khăn hơn bởi bạn có thể gặp một vài vấn đề sức khỏe, trong đó có tình trạng nổi mề đay sau sinh.
Vậy làm sao để “kẻ phá bĩnh” này không ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn con? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau để biết nhé!
Theo định nghĩa từ các chuyên gia, nổi mề đay (hay mày đay) sau sinh là một dạng phản ứng viêm của da hình thành khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một tác nhân trung gian gây dị ứng là histamin. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở các sản phụ mới sinh được 1 – 3 tháng, nhất là những mẹ đẻ mổ. Vị trí nổi mề đay thường thấy nhất là ở bụng và đùi. Tệ hơn có người bị nổi khắp cả người lẫn mặt gây cảm giác khó chịu vô cùng.
Theo thống kê từ website sức khỏe Healthline, có ít nhất 20% bà mẹ sau sinh trải qua tình trạng này. Tuy không mấy nguy hiểm nhưng bệnh có thể chuyển từ cấp sang mạn tính khiến việc điều trị thêm khó khăn. Chưa kể cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều làm da trầy, xước trông rất mất thẩm mỹ. Trường hợp nổi mề đay nặng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác như: hạ huyết áp, sốc phản vệ (bệnh nhân khó thở, tím tái) rất dễ tử vong.
Tình trạng nổi mề đay sau sinh đa phần bắt nguồn từ những nguyên do sau:
Bên cạnh đó còn một vài yếu tố khác cũng góp phần dẫn đến nổi mề đay sau sinh như:
Nổi mề đay sau sinh đôi khi trông giống với tình trạng phát ban đỏ hoặc các nốt sần trêm da. Có người còn nhầm lẫn bệnh này với cả bệnh chàm. Nhìn chung, hầu hết mẹ sau sinh nổi mề đay sẽ có các biểu hiện sau:
Có thể bạn quan tâm: Nổi mề đay khi mang thai: Mẹ bầu nên chữa như thế nào mới hiệu quả?
Nhiều mẹ bày tỏ không biết bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không? Hello Bacsi xin trả lời bệnh thường tự khỏi sau 6 – 8 tuần. Nếu chăm sóc tốt mẹ sẽ còn mau khỏi hơn. Tuy nhiên thời gian bình phục còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn: cơ địa của sản phụ, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, nguyên nhân gây bệnh và cả những bệnh lý mắc kèm nữa. Ngoài ra, mẹ hãy yên tâm là nổi mề đay sẽ không lây cho bé trừ khi nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus.
Làm sao để hết nổi mề đay sau sinh? Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một vài loại thuốc bôi ngoài da nếu trường hợp nổi mề đay sau sinh nặng. Ngược lại nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một vài cách trị mề đay sau sinh tại nhà như:
Để ngăn tình trạng nổi mề đay sau sinh “làm phiền” đến cuộc sống của bạn, hãy áp dụng ngay những lời khuyên sau:
Mong rằng những chia sẻ vừa rồi về tình trạng nổi mẩn đỏ sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm trong việc bảo vệ bản thân để có sức khỏe chăm sóc tốt cho bé yêu.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!