Bạn cũng có thể tiêm thuốc tránh thai bất cứ khi nào nếu bạn đã cho bé bú bình. Tuy nhiên, nếu còn đang con bú, bạn nên chờ đợi 6 tuần sau khi sinh em bé rồi hãy tiêm thuốc. Một lượng nhỏ progesterone khi vào cơ thể bé sẽ không gây ảnh hưởng đến bé, nhưng bạn dễ gặp tình trạng xuất huyết nặng và rong kinh nếu bạn tiêm trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh con.
Biện pháp tránh thai sau sinh này đang ngày càng phổ biến vì không chỉ đạt được hiệu quả lên đến 99% mà còn rất đơn giản để sử dụng.
Que cấy tránh thai

Biện pháp tránh thai sau sinh này có hiệu quả trong vòng 3 năm. Que cấy tránh thai có chứa thành phần progestogen, là một ống nhựa nhỏ, mảnh, có kích thước bằng một nhúm tóc.
Sau khi em bé lọt lòng mẹ khoảng 21 ngày, bạn có thể sử dụng que cấy tránh thai. Bạn có thể cho con bú bình thường vì phương pháp này không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Biện pháp này được thực hiện rất đơn giản. Khi bạn sử dụng biện pháp này, bác sĩ có trình độ chuyên môn sẽ tiến hành cấy que vào cánh tay của bạn. Nếu bạn muốn có em bé lần nữa hay thay đổi biện pháp tránh thai khác, bác sĩ sẽ lấy mô cấy này ra khỏi cơ thể bằng cách gây tê cục bộ và cắt đi phần da có chứa que thử thai dưới cánh tay của bạn.
Vòng tránh thai nội tiết (IUS)
Vòng tránh thai nội tiết tố (IUS) được cấu tạo bằng nhựa có hình chữ T phù hợp với hình dạng tử cung của bạn. Sau khi đặt vào cơ thể bạn, vòng tránh thai sẽ phóng thích progesterone có tác dụng trong vòng 5 năm.
Bạn có thể bắt đầu sử dụng vòng tránh thai sau khi sinh em bé 4 tuần. Tuy nhiên, bạn hãy đến hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tá để được tư vấn liệu phương pháp này có phù hợp với bạn không nhé.
Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD)
Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố có thể giúp bạn tránh mang thai từ 5 đến 10 năm. Bạn có thể bắt đầu sử dụng phương pháp này bất cứ khi nào sau khi có em bé và thường là 4 tuần sau khi sinh. Nếu muốn tránh thai ngay sau khi sinh con, bác sĩ có thể giúp bạn chèn vòng tránh thai ngay khi vừa đưa em bé ra khỏi bụng mẹ.
Bên cạnh những biện pháp tránh thai sau sinh trên, bạn cần lưu ý một số yếu tố khác như: biện pháp tránh thai không phù hợp, phương pháp tránh thai khẩn cấp và kế hoạch hóa gia đình.
Khi nào nên dùng các biện pháp tránh thai sau sinh?
target=”_blank”
href=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12.jpg”>
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12.jpg”
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12.jpg”
data-event-category=”Image Link” data-event-action=”Click” data-post-id=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12.jpg” src=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12.jpg” alt=”Biện pháp tránh thai sau sinh” width=”750″ height=”500″ srcset=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12.jpg 8736w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12-300×200.jpg 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12-768×512.jpg 768w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12-90×60.jpg 90w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2015/11/FP.GP_.12-45×30.jpg 45w” sizes=”(max-width: 750px) 100vw, 750px” />
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!