backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu ăn nho được không? "Điểm danh" lợi ích và rủi ro cần chú ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 29/08/2022

    Bà bầu ăn nho được không? "Điểm danh" lợi ích và rủi ro cần chú ý

    Bà bầu ăn nho khi mang thai là vấn đề thường được “đem lên bàn cân” bởi những lợi ích và tác dụng phụ đi kèm nếu ăn quá nhiều.

    Việc tìm hiểu các loại thực phẩm có lợi hoặc nên kiêng cữ trong những tháng mang thai được đặc biệt chú ý bởi chế độ ăn uống cân bằng khỗng những có lợi cho thiên thần nhỏ mà còn giúp cho mẹ bầu khỏe mạnh và hạnh phúc.

    Một trong những loại trái cây dễ gặp nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất là nho. Vậy bà bầu ăn nho liệu có tốt? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

    Mẹ bầu ăn nho có tốt không?

    Bà bầu có thể ăn nho với số lượng vừa phải vì chúng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất chống oxy hóa, axit hữu cơ, chất xơ, axit folic, pectin… Quả nho cũng góp phần hỗ trợ những thay đổi sinh học xảy ra trong và sau khi mang thai. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn nho trong ba tháng cuối của thai kỳ vì tính chất sinh nhiệt của nó. Ngoài ra, các chuyên gia vẫn ủng hộ bà bầu ăn nho khô với số lượng vừa đủ.

    Nho có tốt cho bà bầu? “Điểm danh” 10+ lợi ích khi bà bầu ăn nho

    Nếu phụ nữ mang thai bổ sung nho trong chế độ ăn uống thì thói quen này có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, ngoại hình và sự phát triển của bé yêu thông qua những hình thức như:

    1. Kiểm soát viêm khớp và hen suyễn

    Các đặc tính chống viêm trong nho giúp bạn kiểm soát chứng viêm khớp và hen suyễn khi mang thai. Khả năng hydrat hóa của nho làm tăng độ ẩm ở phổi, từ đó hỗ trợ mẹ bầu tránh xa các cơn hen suyễn.

    2. Cải thiện hệ miễn dịch

    Nho rất giàu chất chống oxy hóa như flavonol, anthocyanin, linalool, geraniol và tannin, tất cả đều giúp tăng khả năng miễn dịch của bạn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

    3. Giảm cơn chuột rút

    Trong thời gian mang thai, việc bổ sung magiê là điều được khuyến khích. Magie là một trong những khoáng chất có công dụng chữa chuột rút vì nó đóng vai trò nổi bật trong việc truyền dẫn thần kinh cơ, sẽ giúp các cơn đau không mong muốn dịu đi.

    4. Bà bầu ăn nho tránh táo bón

    bà bầu ăn nho

    Nho là nguồn chất xơ tốt và hoạt động như một loại “thuốc” nhuận tràng tự nhiên. Loại quả này có thể giúp mẹ bầu cải thiện vấn đề táo bón thường gặp trong thai kỳ và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

    5. Kiểm soát cholesterol

    Nho đỏ chứa hợp chất resveratrol giúp kiểm soát cholesterol trong thai kỳ. Enzyme này cải thiện hiệu suất mật, giúp kiểm soát mỡ trong máu. Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng cao huyết áp khi mang thai thì việc tiêu thụ một ly nước ép nho mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát cholesterol, một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp tốt hơn.

    6. Bà bầu ăn nho tránh sâu răng

    Các axit hữu cơ có trong nho mang đặc tính trung hòa vi khuẩn trong khoang miệng. Những axit này cũng sẽ chịu trách nhiệm cho sự hình thành và duy trì canxi, một khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu vào thời gian mang thai. Từ đó hạn chế gặp tình trạng sâu răng khi mang thai.

    7. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

    Khi mang thai, các mẹ bầu có thể gặp các vấn đề về tim. Tuy nhiên, những hợp chất tốt trong nho, chẳng hạn như polypheno, sẽ hỗ trợ hệ thống tim mạch và bảo vệ cơ quan này tốt hơn.

    8. Ngăn ngừa sự hình thành máu đông

    Nho có thể được xem là chất làm loãng máu vì chúng hạn chế cơ thể sản xuất quá nhiều vitamin K để tránh đông máu lúc mang thai hoặc đông máu khi chuyển dạ. Ngoài ra, việc tiêu thụ một ly nước ép nho rất tốt cho bà bầu hàng ngày vì có tác dụng giúp giảm căng thẳng trước thời gian chuyển dạ.

    9. Ăn nho khi mang thai bổ sung sắt

    Nếu bạn đang gặp rắc rối với chứng thiếu máu khi mang thai và tìm hiểu những thực phẩm bổ máu cho bà bầu thì hãy nghĩ đến nho nhé. Nho đỏ chứa nhiều sắt, rất cần thiết để duy trì mức độ huyết sắc tố khỏe mạnh của mẹ bầu.

    10. Các lợi ích khác của bà bầu ăn nho khi mang thai

    Các thành phần trong nho sẽ cải thiện trí nhớ, thị lực và kích thích tuần hoàn não. Do đó, các chuyên gia khuyên dùng nho tươi và nước nho nếu bạn thường gặp chứng khó chịu, mệt mỏi khi mang thai, suy nhược thần kinh hoặc thậm chí căng thẳng.

    Lợi ích của nho với thai nhi

    • Vitamin B có trong nho hỗ trợ sự chuyển hóa cơ thể. Do đó, loại trái cây này sẽ giúp thai nhi đang phát triển nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
    • Các khoáng chất như natri cũng tham gia vào quá trình phát triển của hệ thần kinh.
    • Vitamin A và flavonol giúp phát triển thị lực.
    • Folate làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

    Ảnh hưởng không mong muốn của nho

    Dẫu tốt cho sức khỏe nhưng quả nho đôi khi vẫn đem đến một số tác dụng phụ nếu bà bầu ăn nho quá nhiều, chẳng hạn như:

    1. Nhiễm độc

    Vấn đề chính của việc bà bầu ăn nho với số lượng vượt mức là chúng chứa một lượng lớn resveratrol. Hợp chất này khá độc hại và sẽ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai có nội tiết tố bị mất cân bằng bằng cách gây ra nhiều biến chứng. Resveratrol được tìm thấy trong những quả nho có vỏ sẫm màu, chẳng hạn như màu đen và đỏ.

    2. Tiêu chảy

    Những quả nho đen và đỏ có vỏ dày thường rất khó tiêu hóa. Tình trạng này sẽ dẫn đến tiêu chảy ở các mẹ bầu có hệ tiêu hóa yếu. Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không ăn nho chưa chín bởi đôi khi bạn sẽ bị ợ nóng, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa.

    3. Tăng chỉ số đường huyết

    Mặc dù các loại đường tự nhiên có trong nho mang đến hương vị hoàn hảo, nhưng chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng xấu đến thể trạng nếu như mẹ bầu ăn một thời gian dài.

    Khi nào bà bầu không nên ăn nho?

    bà bầu ăn nho

    Nếu rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, bạn nên tránh ăn nho khi mang thai vì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:

    • Đái tháo đường
    • Béo phì
    • Dễ bị dị ứng
    • Khó tiêu.

    Ngoài ra, mẹ bầu chỉ nên ăn nho khi đến mùa nho chín. Nguyên do là nho trái mùa đôi lúc được phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại để kích cây ra trái. Hãy ưu tiên mua sắm ở những cửa hàng uy tín hoặc giống nho hữu cơ.

    Câu hỏi thường gặp khi ăn nho

    Bà bầu uống rượu nho được không?

    Trong khi mang thai, bạn nên tránh bất kỳ loại rượu hoặc thức uống có cồn nào bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

    Bà bầu ăn hạt nho được không?

    Hạt nho có thể gây ra một số rủi ro nếu bạn bị dị ứng hoặc đang trong quá dùng thuốc chữa bệnh và sử dụng thực phẩm bổ sung. Do đó, tốt nhất là mẹ bầu vẫn nên loại bỏ hạt nhỏ những khi ăn.

    Cách chọn nho an toàn?

    Mẹ bầu không nên chọn những quả có đốm đen vì chúng không hề an toàn do chứa nấm mốc, dễ dàng khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn vào.

    Bị đái tháo đường thai kỳ có thể ăn nho không?

    Nho rất giàu giá trị dinh dưỡng, nhưng nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy tạm thời rời xa loại quả này. Bệnh tiểu đường thai kỳ dễ gây ra rủi ro sau hậu sản khi không được điều trị cẩn thận.

    Nho và các loại trái cây khác là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Việc mẹ bầu ăn trái cây khi mang thai rất được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích để giúp cơ thể bằng các khoáng chất và vitamin cần thiết. Đối với việc bà bầu ăn nho, bạn hãy dùng kèm với những loại trái cây ít đường khác để tăng thêm phần ngon mà vẫn an toàn nhé. 

    Có thể bạn quan tâm:

    Mẹ bầu có nên ăn chôm chôm? Mẹ cần lưu ý gì?

    Bà bầu ăn vải tốt không? 5 lợi ích của quả vải đối với bà bầu

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 29/08/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo