backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu ăn chôm chôm được không? Khám phá 8 lợi ích không ngờ!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 02/06/2023

    Bà bầu ăn chôm chôm được không? Khám phá 8 lợi ích không ngờ!

    Chôm chôm là thức quả mùa hè được rất nhiều người ưa thích bởi vị ngọt ngon rất đặc biệt. Tuy nhiên, khi nhắc đến các loại trái cây tốt cho bà bầu mọi người thường nghĩ đến dưa hấu, chuối, táo, đu đủ… chứ hiếm khi đề cập đến chôm chôm. Vậy bà bầu ăn chôm chôm có được không, khi ăn cần lưu ý những gì để tốt cho mẹ, khỏe cho bé? 

    Theo một số ý kiến, bà bầu ăn chôm chôm với lượng vừa phải và điều độ sẽ giúp cải thiện những tình trạng dễ gặp khi mang thai chẳng hạn như buồn nôn, đau đầu… Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giới thiệu đến bạn những lợi ích của việc ăn chôm chôm khi mang thai và những lưu ý đi kèm.

    Bà bầu ăn chôm chôm được không?

    Có bầu ăn chôm chôm được không hay bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không… là những thắc mắc rất thường gặp. Nguyên do là bởi, có một số lời truyền miệng nói rằng phụ nữ mang thai không được khuyến khích ăn chôm chôm. Loại trái cây có vị ngọt này được cho là nguyên gây sẩy thai trong những tuần đầu do bà bầu ăn vào sẽ dễ dàng “bốc hỏa” ảnh hưởng đến thai nhi. Thêm vào đó, việc ăn chôm chôm trong thai kỳ còn “bị gán cho cái tội’ có thể khiến phụ nữ mang thai gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ hoặc thậm chí là chặn đường ra của trẻ khi sinh theo ngả âm đạo. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh những quan niệm này là đúng.

    Theo các chuyên gia, bà bầu hoàn toàn có thể ăn quả chôm chôm. Khi thưởng thức với số lượng vừa phải, loại trái cây này sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe mà không hề gây ra tác dụng phụ nào đáng lo ngại.`

    Bà bầu ăn chôm chôm khi mang thai nhận ngay 8 lợi ích không ngờ

    bà bầu ăn chôm chôm

    1. Bà bầu ăn chôm chôm giúp chống buồn nôn và chóng mặt

    Mỗi mẹ bầu đều trải qua các triệu chứng thai kỳ khác nhau và có không ít chị em gặp rắc rối với những vấn đề thường gặp khi mang thai, chẳng hạn như buồn nôn và chóng mặt. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu trong người, bạn hãy ăn một vài quả chôm chôm. Vị ngọt thanh xen lẫn hơi chua từ loại trái cây này sẽ phần nào giảm nhẹ cơn buồn nôn đang làm phiền mẹ bầu.

    2. Cung cấp chất sắt

    Quả chôm chôm là nguồn  cung cấp dồi dào khoáng chất sắt tốt và cũng giúp kiểm soát nồng độ hemoglobin. Bà bầu ăn chôm chôm thậm chí còn có thể giảm thiểu tình trạng mệt mỏi khi mang thai, một tình trạng vốn rất phổ biến.

    3. Củng cố hệ miễn dịch

    Khi mang thai, hệ thống miễn dịch sẽ trở nên khá yếu ớt khiến bạn dễ dàng trở thành “mục tiêu’ của tất cả các loại bệnh và nhiễm trùng. Quả chôm chôm rất giàu khoáng chất đồng, đây là khoáng chất giúp tạo ra nhiều tế bào bạch cầu để có thể chống lại các bệnh thông thường, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, đau đầu khi mang thai và những cơn ho.

    4. Bà bầu ăn chôm chôm: Tốt cho hệ tiêu hóa

    Bà bầu ăn chôm chôm ở mức vừa phải còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, từ đó hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy khi mang thai. Ngoài ra, khoáng chất phốt pho từ quả chôm chôm sẽ giúp cơ thể nhanh chóng sửa chữa các mô bị hỏng.

    5. Cung cấp vitamin E

    bà bầu ăn chôm chôm: cung cấp vitamin E

    Quả chôm chôm là một nguồn cung cấp vitamin E lý tưởng và giúp giải quyết gần như tất cả các vấn đề về da cho bà bầu. Bà bầu ăn chôm chôm cũng là một lựa chọn tuyệt vời nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của vết rạn da sau sinh, cũng giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, ngứa và lão hóa da.

    6. Kiểm soát huyết áp và cholesterol

    Bà bầu ăn chôm chôm khi mang thai không những giúp đẹp da mà còn hỗ trợ răng cường khả năng lưu thông máu, điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Việc tiêu thụ quả chôm chôm thậm chí còn có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng phù nề chân tay khi mang thai.

    7. Bà bầu ăn chôm chôm giúp thanh lọc cơ thể

    Hầu hết các loại bệnh xuất hiện đều do sự hiện diện của các độc tố có trong cơ thể. Khi ăn chôm chôm, bạn đã gián tiếp giúp cơ thể loại bỏ những độc tố có hại nhờ vào lượng vitamin C và phốt pho có trong loại quả này.

    8. Làm đẹp tóc

    Thói quen ăn chôm chôm điều độ sẽ có hiệu quả trong quá trình điều trị gàu và thậm chí là các vấn đề liên quan đến da đầu khác nhau khi mang thai. Các dưỡng chất từ quả chôm chôm cũng giúp củng cố thêm sức khỏe cho chân tóc nếu như quá trình thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai khiến tóc bạn mỏng và yếu dần.

    Bà bầu ăn chôm chôm quá nhiều có thể gặp phải vấn đề gì?

    bà bầu ăn chôm chôm quá nhiều gây tăng đường huyết

    Không chỉ thắc mắc về việc bà bầu ăn được chôm chôm không, nhiều chị em bầu bí cũng băn khoăn về vấn đề ăn nhiều chôm chôm khi mang thai có thể  gặp phải vấn đề gì hay không?

    Theo các chuyên gia, bà bầu ăn chôm chôm quá nhiều có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như:

    • Tăng chỉ số đường huyết: Quả chôm chôm chín chứa hàm lượng đường khá cao, dễ dàng khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đường huyết không ổn định nếu thưởng thức chôm chôm với số lượng lớn trong thời gian dài. Do vậy, nếu bạn đang mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ, hãy cân nhắc đến vấn đề này, tham khảo ý kiến bác sĩ và nếu không có chống chỉ định thì mẹ bầu cũng chỉ nên nhấm nháp từ 5 – 6 quả mỗi ngày mà thôi.
    • Tăng cholesterol: Theo các chuyên gia, hàm lượng đường trong quả chôm chôm có thể chuyển hóa thành rượu và làm chỉ số cholesterol tăng khi mẹ bầu ăn những quả quá chín.

    Cách chọn chôm chôm cho bà bầu

    bà bầu ăn chôm chôm

    Ngoài việc thắc mắc có bầu ăn chôm chôm được không thì nhiều chị em cũng quan tâm đến việc chọn mua chôm chôm thế nào để có được thức quả tươi ngon. Hello Bacsi đã tổng hợp một số mẹo chọn quả chôm chôm tươi ngon mà bạn có thể tham khảo:

    • Mùa chôm chôm bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 11 dương lịch, do đó, mẹ bầu không nên mua chôm chôm ngoài khoảng thời gian này. Nguyên do đó là những quả trái mùa, thường chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá cao.
    • Chọn những quả to, mọng, chắc tay bởi chúng sẽ có cùi dày và mọng nước
    • Chọn quả có màu đỏ tươi, bạn có thể lăn nhẹ quả trên tay để xem sợi lông có mềm và dẻo không
    • Tránh mua những quả xỉn màu hoặc có màu nâu, lông khô và giòn vì chúng thường không tươi ngon
    • Bảo quản trái chôm chôm trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần trong khoảng 5 ngày.

    Hello Bacsi tin rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, chị em bầu bí đã có được câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc bà bầu ăn chôm chôm được không hay bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 02/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo