Nếu bị viêm phế quản nặng, bạn có thể bị sốt nhẹ từ 37-38°C, đôi khi tăng lên đến 39°C. Tình trạng này có thể kéo dài từ 3-5 ngày, ngay cả khi bạn đã bắt đầu dùng kháng sinh.
4. Đau tức ngực, đau cơ bụng
Tình trạng ho liên tục kéo dài có thể khiến bạn bị đau tức ngực và đau cơ bụng. Bạn có thể cảm thấy đầy hoặc nặng ngực, đôi khi nghe thấy tiếng lách cách ở ngực
5. Các triệu chứng khác

Các triệu chứng viêm phế quản ở người lớn tương tự như bệnh cảm lạnh thông thường hoặc viêm xoang. Nếu bạn bị viêm phế quản cấp tính, các triệu chứng cảm lạnh có thể xuất hiện và thường cải thiện trong khoảng một tuần bao gồm:
- Đau họng
- Đau đầu
- Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
- Nhức mỏi cơ thể
- Mệt mỏi
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Hầu hết các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính có thể dễ dàng điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) không kê đơn và uống nhiều nước.
Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi các triệu chứng viêm phế quản trở nên nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
- Cơn ho nghiêm trọng, kéo dài hơn 3 tuần
- Sốt cao trên 38°C trong hơn 3 ngày. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh cúm hoặc một biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phổi
- Ho ra chất nhầy có lẫn máu
- Từng có tiền sử bị bệnh tim hoặc phổi tiềm ẩn, chẳng hạn như hen suyễn, suy tim hoặc khí phế thũng
- Khó thở nghiêm trọng
- Các đợt viêm phế quản cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần. Bởi rất có thể bạn đã bị viêm phế quản mạn tính.
Có thể ngăn ngừa bệnh viêm phế quản ở người lớn được không?

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được bệnh viêm phế quản ở người lớn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh:
- Tránh khói thuốc lá: Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản. Vì vậy, nếu có hút thuốc, bạn hãy bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá.
- Tiêm phòng: Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tính là do virus cúm gây nên. Vì vậy, việc tiêm phòng cúm hàng năm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị cúm và chống lại một số loại virus gây viêm phổi.
- Rửa tay: Để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh, hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và duy thói quen sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
- Đeo khẩu trang: Nếu bị COPD, bạn có thể cân nhắc đeo khẩu trang tại nơi làm việc hoặc khi có tiếp xúc với khói bụi và môi trường ô nhiễm xung quanh.
Có thể bạn quan tâm: Người bệnh viêm phế quản kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Ngoài ra, nếu đã bị viêm phế quản cấp tính, bạn có thể thực hiện theo một số cách sau để giảm thiểu triệu chứng và hạn chế cảm giác khó chịu:
- Sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol
- Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Uống nhiều nước
- Sử dụng máy làm ẩm hoặc máy phun sương để làm ẩm không khí
- Dùng nước muối sinh lý dạng xịt hoặc nhỏ mũi để giảm nghẹt mũi
- Sử dụng mật ong để giảm ho
Triệu chứng viêm phế quản ở người lớn hoàn toàn có thể được giảm thiểu bằng một chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Nếu phát hiện bản thân xuất hiện những triệu chứng bất thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!