Mệt mỏi Sốt, có thể sốt cao đến 40ºC Ớn lạnh, run người Đau ngực, nhất là khi hít thở sâu hoặc ho Đổ mồ hôi Buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy Thở nông Lơ mơ, không tỉnh táo (hay thấy ở người cao tuổi) Môi tái nhợt, xanh xao do thiếu oxy Các triệu chứng viêm phổi có thể diễn ra từ nhẹ đến nặng tùy trường hợp. Khi bạn có các biểu hiện viêm đường hô hấp dưới kèm theo sốt cao, ớn lạnh thì khả năng là bị viêm phổi.
Triệu chứng viêm phổi thường nặng hơn nhiều so với viêm phế quản. Viêm phổi còn có khả năng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt ở người cao tuổi hay các đối tượng dễ bị tổn thương khác.
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong một tuần hay kéo dài lâu hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản để điều trị đúng cách

Bạn cũng cần phân biệt viêm phổi và viêm phế quản để có phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị cho bất kỳ bệnh lý nào cũng đều cần dựa trên nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh.
Đối với viêm phế quản, việc điều trị với khả năng chữa khỏi bệnh chỉ dành cho trường hợp cấp tính. Viêm phế quản mạn tính là tình trạng chưa có cách chữa trị hoàn toàn mà chỉ tập trung vào giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế đợt bùng phát và ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh lúc này thường được kê đơn thuốc steroid hoặc các loại thuốc hít giúp giảm viêm và thông thoáng đường thở hơn.
Việc xác định nguyên nhân gây viêm phổi hay viêm phế quản là virus, vi khuẩn hay nấm sẽ do bác sĩ thực hiện. Từ đó, các thuốc điều trị được lựa chọn dựa trên tác nhân gây bệnh. Ví dụ, trường hợp viêm phổi và viêm phế quản cấp đều do nhiễm vi khuẩn thì người bệnh sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh. Thế nhưng, đa số trường hợp viêm phế quản cấp là do virus gây ra thì uống kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả, thay vào đó bác sĩ thường khuyến cáo nghỉ ngơi và uống nhiều nước chờ cơ thể tự phục hồi.
Những trường hợp nghiêm trọng như viêm phổi nặng, người bệnh có khả năng cần sử dụng máy thở hoặc liệu pháp oxy để đảm bảo sự sống.
Kiểm soát, cải thiện bệnh viêm phổi và viêm phế quản tại nhà
Bên cạnh việc phân biệt viêm phổi và viêm phế quản để biết cách điều trị phù hợp và theo đúng chỉ định, bạn cũng nên áp dụng thêm một số biện pháp tại nhà để quá trình chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn, kể cả dù mắc bệnh viêm phổi hay viêm phế quản:
- Nghỉ ngơi nhiều
- Uống nhiều nước để làm loãng đờm, nhầy trong nước
- Tránh các thức uống gây mất nước như rượu, bia, caffeine
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hay xông hơi để giúp làm loãng dịch nhầy trong phổi
- Tránh tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng như khói thuốc, bụi, hóa chất…
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị ho nếu cơn ho khiến bạn mất ngủ
Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn và biết cách phân biệt viêm phổi và viêm phế quản thông qua một số dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị. Dù nghi ngờ mình đang mắc phải tình trạng nào thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!