backup og meta

Liệu cà phê và trà có tốt cho bệnh hen suyễn và viêm phế quản không?

Liệu cà phê và trà có tốt cho bệnh hen suyễn và viêm phế quản không?

Khi bị bệnh hen suyễn và viêm phế quản, liệu bạn có nên uống trà và cà phê hay không? Hello Bacsi sẽ mách bạn lý do tại sao nên thận trọng dùng chúng.

Bệnh nhân hen suyễn thường phát ra tiếng thở khò khè hoặc tiếng huýt sáo khi họ thở do cố gắng đẩy không khí đi qua các đường hô hấp đã bị co lại. Họ cũng gắng ho để làm thông đường thở.

Bên cạnh đó, viêm phế quản thường gồm các triệu chứng tương tự như bệnh suyễn, nhưng khi bị viêm phế quản, các ống thở còn viêm và sưng lên với nguyên nhân thường do nhiễm trùng. Lúc này, bạn nên thực hiện điều trị ngay lập tức nhằm mở đường thở để không khí đi qua dễ dàng hơn, chẳng hạn như dùng một loại thuốc được gọi là thuốc giãn phế quản. Ngoài ra, caffeine, chất có trong cà phê và trà, cũng có tác dụng giống như thuốc giãn phế quản.

Sử dụng caffeine như thuốc giãn phế quản

Năm 1993, tiến sĩ Scott T. Weis thuộc Trường Y Harvard đã nghiên cứu trên 20.000 bệnh nhân hen suyễn và phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống cà phê sẽ chỉ gặp 1/3 số triệu chứng của bệnh so với những người kiêng cữ không uống. Caffeine, chất kích thích có trong cà phê và trà, có tính chất hóa học rất giống với theophylline, một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn và viêm phế quản. Trong nghiên cứu của Weis, trà không có tác hại xấu đến bệnh nhân hen có thể vì trà chứa hàm lượng caffein thấp hơn cà phê. Một tách cà phê pha có từ 40 đến 180 mg caffeine, trong khi một tách trà chỉ chứa từ 25 đến 110 mg. Nếu bị hen suyễn, uống cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn giảm một số triệu chứng của bệnh mặc dù nó không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Theophylline trong trà

Ngoài caffeine, trà còn chứa một số chất theophylline tự nhiên. Nhưng lượng theophylline trong trà ít hơn nhiều so với liều lượng dùng trong điều trị hen. Một tách trà pha chứa ít hơn 1 mg theophylline, trong khi hàm lượng theophylline dùng để điều trị suyễn lên đến từ 100 đến 400 mg mỗi liều. Mặc dù trà có thể mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe nhưng nó không có công dụng rõ ràng trong việc điều trị bệnh suyễn hoặc viêm phế quản.

Chống chỉ định

Mặc dù nghiên cứu của Weis cho thấy uống cà phê liên tục có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng hen nhưng thực tế các loại thuốc giãn phế quản dùng để điều trị bệnh hen suyễn và viêm phế quản thường được sử dụng dưới dạng thuốc hít khi bệnh nhân lên cơn suyễn. Hít thuốc giúp cung cấp thuốc trực tiếp cho phổi và mang lại tác dụng tức thì, điều mà một tách cà phê hoặc trà không thể làm được.

Uống cà phê hoặc trà để chống đỡ khi lên cơn hen sẽ không làm dịu các triệu chứng ngay lập tức và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Và còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và viêm phế quản, cà phê hoặc trà có thể làm cho bệnh tình nặng hơn. Một chứng bệnh được gọi là trào ngược thanh quản (LPR), gồm một loại axit trào ngược, có thể gây kích ứng phổi và cổ họng đồng thời gây thở khò khè, ho và tiết nhầy kèm theo hen và viêm phế quản. Nếu LPR là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và viêm phế quản thì caffeine và axit trong cà phê và trà sẽ làm các triệu chứng trầm trọng thêm.

Thận trọng

Hen suyễn và viêm phế quản là những loại bệnh nghiêm trọng và nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến khó thở nặng hay thậm chí tử vong. Bạn không nên cố gắng điều trị những loại bệnh này bằng kiến thức gia truyền. Thay vào đó, hãy đi khám ​​bác sĩ và chắc chắn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ một cách chính xác. Bạn cũng có thể cần uống thuốc kê toa để kiểm soát các triệu chứng.

Nếu viêm phế quản kèm theo nhiễm trùng, bạn có thể cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bệnh tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn như viêm phổi. Kết hợp uống thuốc và thay đổi lối sống, chẳng hạn như tránh các chất gây dị ứng, có thể giúp bạn tránh lên cơn suyễn và thở dễ dàng hơn một lần nữa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Are Coffee & Tea Good for Asthma & Bronchitis? https://www.livestrong.com/article/448448-are-coffee-tea-good-for-asthma-bronchitis/ ngày truy cập 04/12/2017

Acute Bronchitis and Coffee https://www.livestrong.com/article/538177-acute-bronchitis-and-coffee/ ngày truy cập 04/12/2017

Phiên bản hiện tại

25/08/2021

Tác giả: Thinh Ta

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Ô nhiễm không khí: “Kẻ thù giấu mặt” của viêm mũi dị ứng • Hello Bacsi

Phân biệt hen suyễn và viêm phế quản


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thinh Ta · Ngày cập nhật: 25/08/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo