backup og meta

Làm gì khi bị lên cơn hen suyễn về đêm? Những biện pháp khắc phục tại nhà

Làm gì khi bị lên cơn hen suyễn về đêm? Những biện pháp khắc phục tại nhà

Nhiều người bị hen suyễn thường có triệu chứng nặng hơn về đêm. Điều này thường khiến người bệnh bị thức giấc nhiều lần trong đêm, khó ngủ sâu giấc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vào ban ngày. Vậy khi lên cơn hen về đêm cần làm gì?

Hãy để HelloBacsi giải đáp giúp bạn qua bài viết sau nhé.

Lên cơn hen suyễn về đêm là gì?

Nhiều người bị hen suyễn thường có các triệu chứng nặng hơn về đêm cho dù họ bị bất cứ loại hen suyễn nào như hen suyễn dị ứng và không dị ứng, hen do nghề nghiệp, do tập thể dục và do nhiệt. Người bệnh thường có thể lên cơn hen nhiều lần trong một tháng.

Triệu chứng của hen suyễn về đêm là những cơn ho, tức ngực, thở khò khè và khó thở ngay trước và trong khi ngủ. Đã có nhiều ca tử vong liên quan đến hen suyễn và các cơn nặng xảy ra vào ban đêm, vì vậy hen suyễn về đêm là một tình trạng nghiêm trọng cần có các bước phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Vì sao bạn bị lên cơn hen suyễn về đêm?

lên cơn hen

Hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây hen về ban đêm. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể kích hoạt cơn hen khi bạn đi ngủ:

Tư thế ngủ

Một số tư thế ngủ như nằm nghiêng có thể gây co thắt phổi và khiến triệu chứng hen nặng hơn. 

Theo các chuyên gia, tư thế nằm tốt nhất cho người bị hen suyễn là nằm ngửa với đầu kê trên gối. Điều này giúp cải thiện các triệu chứng hen suyễn vào ban đêm và làm co phổi ít hơn so với nằm sấp hoặc nằm nghiêng.

Không khí lạnh

Vào ban đêm, nhiệt độ trong không khí thường giảm đặc biệt là vào mùa đông hoặc mùa mưa. Không khí lạnh khô – mất độ ẩm và nhiệt sẽ kích ứng đường thở, gây ra cơn hen suyễn.

Tiếp xúc với chất gây dị ứng

Một số chất gây dị ứng như hạt bụi ở trên thảm, gối mền, lông thú cưng, các hạt bụi hoặc nấm mốc trong phòng ngủ đều có thể gây kích ứng đường hô hấp và khiến bạn dễ bị lên cơn hen suyễn về đêm.

Thuốc

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc trị cảm lạnh, aspirin, vitamin và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt có thể gây ra cơn hen suyễn về đêm khi dùng quá gần giờ đi ngủ.

Các vấn đề sức khỏe khác

Các tình trạng nhiễm virus như cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng xoang là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn hen suyễn về đêm.

Khi lên cơn hen suyễn về đêm phải làm sao?

lên cơn hen

Nếu bạn thường xuyên lên cơn hen suyễn về đêm, hãy nói chuyện với bác sĩ để được đưa ra các phương pháp giúp kiểm soát cơn hen.

Việc kiểm soát bệnh hen suyễn thường liên quan đến dùng thuốc điều trị hen suyễn và lập kế hoạch tránh các tác nhân khiến bệnh hen suyễn nặng hơn. Thuốc trị hen suyễn có hai dạng: thuốc giảm cơn hen nhanh để kiểm soát các cơn hen và thuốc kiểm soát lâu dài giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen trong tương lai.

Làm gì để phòng ngừa lên cơn hen suyễn về đêm?

Lên cơn hen suyễn về đêm phải làm sao? Bạn có thể thay đổi một lối sống, thói quen lành mạnh để giảm thiểu các đợt bộc phát cơn hen:

Dọn dẹp phòng ngủ

Bạn nên cố gắng dọn dẹp phòng ngủ ít nhất một lần trong tuần. Giữ vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ và không có bụi là rất quan trọng trong việc giảm các cơn hen suyễn vào ban đêm. Điều này là do mạt bụi, lông thú cưng và các chất gây dị ứng khác có thể dễ dàng tích tụ trong phòng ngủ. Để giảm nguy cơ gây ra các triệu chứng hen suyễn, bạn hãy nhớ hút bụi thường xuyên, quét sàn, lau sạch các bề mặt cứng.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ vào ban đêm 

Để nhiệt độ trong phòng phù hợp, đủ độ ẩm, bạn nên đóng cửa sổ, tắt điều hòa nhiệt độ và có thể dùng máy lọc không khí để không khí trong phòng ngủ có chất lượng tốt hơn.

Điều trị các tình trạng cơ bản

Nếu bạn bị một tình trạng tiềm ẩn như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm mũi dị ứng hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hãy đảm bảo nói chuyện với bác sĩ để được điều trị và kiểm soát bệnh. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy những người dùng thuốc điều trị GERD có ít cơn hen suyễn và các triệu chứng hen suyễn về đêm hơn. Dùng thuốc thích hợp và thay đổi chế độ ăn uống có thể giảm bớt tình trạng trào ngược axit.

Luôn mang theo ống hít bên người 

Đối với người bị hen suyễn, bạn phải luôn để ống hít ở ngay cạnh giường để có thể sử dụng nếu lên cơn hen suyễn vào ban đêm.

Uống nước khi đi ngủ

Bạn có thể uống một chút nước khi các triệu chứng hen bắt đầu bùng phát. Độ ẩm sẽ làm dịu đường hô hấp và giúp giảm cơn ho về đêm.

Các bài tập thở 

Các kỹ thuật thở được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng hen suyễn và có thể giúp bạn chấm dứt cơn ho hen suyễn vào ban đêm. 

Tuân thủ phác đồ điều trị hen suyễn 

Bạn có thể kiểm soát bệnh hen suyễn bằng cách sử dụng thuốc đúng cách, theo dõi các triệu chứng, tuân theo kế hoạch điều trị hen suyễn hiệu quả và điều chỉnh thuốc nếu cần.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh 

Một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên sẹ giúp giữ cân nặng của bạn trong tầm kiểm soát.

Hy vọng qua bài biết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao bạn bị lên cơn hen suyễn về đêm và cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nocturnal Asthma: Facts, Causes, Symptoms, Triggers, and FAQs. https://www.fccmg.com/blog/nocturnal-asthma/. Ngày truy cập 5/10/2023

Hen suyễn về đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và thông tin khác. https://vi.gaapp.org/diseases/asthma/nocturnal-asthma/. Ngày truy cập 5/10/2023

Nocturnal Asthma. https://www.sleepfoundation.org/sleep-related-breathing-disorders/asthma-and-sleep. Ngày truy cập 5/10/2023

Nocturnal Asthma https://www.nationaljewish.org/conditions/asthma/overview/types/nocturnal-asthma?modal=1. Ngày truy cập 5/10/2023

Nocturnal Asthma. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12035073/. Ngày truy cập 5/10/2023

 

Phiên bản hiện tại

05/10/2023

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Khám phá 7 mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn

Áp dụng 6 cách kiểm soát hen suyễn đơn giản ngay sau đây


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 05/10/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo