Bác sĩ có thể tư vấn giúp bạn sử dụng thiết bị thích hợp thường đặt ở xương hàm dưới để giúp giảm tình trạng ngủ chảy nước miếng. Đây có thể là các thiết bị nha khoa khác nhau, giúp miệng đóng tốt hơn hoặc hạn chế tình trạng chảy nước miếng và giúp bạn ngủ ngon hơn.
5. Uống đúng loại thuốc

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy cân nhắc rằng nó sẽ không khiến cơ thể bạn sản xuất ra quá nhiều nước miếng. Cần thảo luận với bác sĩ nếu cần về việc sử dụng các loại thuốc điều trị. Một số thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị bệnh Alzheimer có thể khiến bạn ngủ chảy nước miếng do khiến cơ thể bạn sản xuất nước miếng quá nhiều.
6. Giữ đầu cao khi ngủ
Giữ đầu của bạn trên một cái gối cao hơn trong khi ngủ có thể làm giảm tình trạng ngủ chảy dãi. Vì vậy, bạn hãy nhớ gối cao lên trước khi ngủ và chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái khi đặt gối vào vị trí như vậy.
>>> Đọc thêm: Ăn gì dễ ngủ? 8 thực phẩm giúp bạn ngủ ngon tới sáng
7. Phẫu thuật để không còn ngủ bị chảy nước miếng
Đôi khi bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật và loại bỏ các tuyến nước bọt nếu các tuyến này hoạt động tăng tiết quá mức làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của bạn. Thủ thuật này được thực hiện khi bạn có những vấn đề thần kinh, nội tiết nghiêm trọng ẩn đằng sau hiện tượng ngủ bị chảy dãi cần thiết phải can thiệp.
Tất nhiên, do những nguy cơ và một số vấn đề không mong muốn có thể xảy ra khi phẫu thuật, nên trước khi thực hiện thủ thuật này, bất kỳ bác sĩ nào cũng sẽ thử áp dụng các phương pháp không phẫu thuật trước và chỉ khuyên bạn phẫu thuật trong trường hợp những phương pháp đó không hiệu quả.
Ngủ chảy nước miếng không phải là vấn đề sức khỏe gì lớn, tuy nhiên nó gây nhiều vấn đề khó chịu làm bạn cảm thấy không thoải mái và không tự tin khi tiếp xúc gặp gỡ và sinh hoạt chung với mọi người. Vì thế, bạn hãy cân nhắc áp dụng các phương pháp ngăn ngừa ngủ chảy nước miếng và thăm khám bác sĩ khi cần thiết và khi vấn đề này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!