backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Cảnh giác với 3 triệu chứng nguy hiểm sau khi phá thai

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/06/2021

    Cảnh giác với 3 triệu chứng nguy hiểm sau khi phá thai

    Tất cả các phương pháp phá thai đều tồn tại những rủi ro nguy hiểm đối với sức khỏe. Hiểu rõ các triệu chứng nguy hiểm sau khi phá thai sẽ giúp bạn thêm cảnh giác và phát hiện sớm những bất thường.

    Phá thai là việc chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn sớm bằng cách dùng thuốc hoặc thực hiện các thủ thuật. Phá thai sẽ tác động trực tiếp vào buồng tử cung nên dễ gây chảy máu, nhiễm khuẩn, viêm phần phụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

    Nếu thực hiện phá thai ở những cơ sở uy tín, dưới sự giám sát của bác sĩ thì nguy cơ gặp các triệu chứng nguy hiểm sau khi phá thai là rất thấp. Tuy nhiên, nếu phát hiện 3 triệu chứng sau khi phá thai sau, bạn vẫn nên đi khám càng sớm càng tốt để đảm bảo không có vấn đề hậu phẫu nguy hiểm xảy ra.

    1. Chảy máu nặng (băng huyết)

    Phá thai xong có hiện tượng gì? Chảy máu từ nhẹ đến nặng, có thể xuất hiện những cục máu đông nhỏ có màu từ đỏ đến tím sẫm là triệu chứng sau khi phá thai thường gặp và có thể kéo dài đến 14 ngày, thậm chí lâu hơn nếu bạn mang thai hơn 7 tuần.

    Tuy nhiên, nếu chảy máu quá nhiều thì bạn cần cẩn thận. Làm thế nào để biết được bạn chảy máu nhiều quá mức bình thường?

    • Xuất hiện các cục máu đông lớn, bất thường, kéo dài từ 2 tiếng trở lên
    • Thay 2 miếng băng vệ sinh lớn trong 1 giờ, kéo dài liên tục trong 2 tiếng
    • Chảy máu nhiều kéo dài trong 12 tiếng.

    Chảy máu sau khi phá thai có thể là quá trình co thắt tử cung sau phẫu thuật. Một vài trường hợp có thể còn sót một vài tế bào mô thai hoặc nhau thai trong tử cung. Hiếm hơn, có thể đã có một vết thương bên trong khi phẫu thuật bỏ thai.

    2. Đau dai dẳng vùng chậu – Triệu chứng nguy hiểm sau khi phá thai

    Đau vùng chậu hay đau bụng dưới cũng là triệu chứng sau khi phá thai phổ biến. Đa phần, tình trạng này sẽ xuất hiện trong 2 tuần đầu sau khi thực hiện các thủ thuật phá thai và có thể kéo dài đến 6 tuần.

    Những cơn đau này có thể khiến bạn mệt mỏi. Để giảm đau, bạn có thể chườm nóng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng ibuprofen (tối đa 800 mg mỗi 6 giờ) hoặc Tylenol (1.000 mg mỗi bốn giờ).

    Nếu những cơn đau này không thuyên giảm dù đã dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám.

    Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng hoặc là dấu hiệu phá thai còn sót. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị tại nhà thông qua các toa thuốc kháng sinh của bác sĩ sản khoa.

    Ngoài ra, trường hợp sót mô thai hoặc nhau thai cũng thường gây ra các cơn đau dữ dội, đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện một cuộc tiểu phẫu để lấy hết các dị vật còn sót lại.

    3. Vẫn còn ốm nghén và các triệu chứng khác của thai kỳ

    triệu chứng sau khi phá thai

    Buồn nôn sau khi phá thai, căng tức ngực sau khi hút thai… là những triệu chứng sau khi phá thai rất thường gặp, có thể kéo dài khoảng 1 –  2 tuần. Cụ thể, sau phá thai, ngực có thể có thể sưng, căng tức, rỉ dịch từ 3 – 10 ngày.

    Tuy nhiên nếu các biểu hiện tồn tại lâu hơn, rất có thể là dấu hiệu phá thai còn sót, nhất là với trường hợp phá thai bằng thuốc. Nếu gặp trường hợp này, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.

    Ngoài 3 triệu chứng nguy hiểm sau khi phá thai kể trên, bạn cũng nên đi khám nếu có những dấu hiệu sau:

    • Sốt hơn 38 độ C trong 4 giờ
    • Tim đập nhanh
    • Dịch âm đạo tiết nhiều và có mùi bất thường
    • Đau, sưng đỏ ở vùng kín
    • Không chảy máu sau khi dùng thuốc phá thai. Rất có thể là do thuốc không có tác dụng
    • Không có kinh sau 6 tuần thực hiện thủ thuật phá thai

    Sau khi phá thai, bạn sẽ có kinh lại trong khoảng 4 – 7 tuần sau đó. Việc mang thai lại ngay sau khi phá thai là không khả thi. Các hormone trong thai kì giúp ngăn ngừa thụ thai vẫn còn lưu lại trong cơ thể từ 4 đến 6 tuần sau đó, vì vậy cơ thể sẽ không xảy ra bất cứ trường hợp thụ tinh thành công nào nữa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/06/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo