backup og meta

Tác hại của việc thiếu ngủ: Không phải ai cũng biết

Tác hại của việc thiếu ngủ: Không phải ai cũng biết

Ngày càng có nhiều người thường xuyên không ngủ đủ giấc. Đây là một thói quen xấu cần phải thay đổi vì tác hại của việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần.

Ngủ là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng để tâm đến điều đó. Người “cuồng” công việc thường xem nhẹ tầm quan trọng của giấc ngủ chất lượng. Tuy nhiên, những người này thường không biết họ đang tự giết chết sức khỏe bản thân khi không ngủ đủ giấc trong thời gian dài.

Tác hại của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe thể chất

Ngủ ít có tác hại gì? Theo nhiều chuyên gia, hầu hết mọi người đều không biết chỉ cần một đêm ngủ không đủ giấc cũng đủ gây nên hàng loạt vấn đề cho sức khỏe, ví dụ như:

  • Tăng nguy cơ đau tim
  • Tác hại của thiếu ngủ trong một tuần có thể khiến tình trạng rối loạn đường huyết trở nên nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu tiền đái tháo đường.
  • So với những người ngủ đủ giấc, hậu quả của việc thiếu ngủ thường xuyên khiến đàn ông có tinh hoàn nhỏ hơn đáng kể, đồng thời lượng testosterone được sản xuất cũng giảm đi rất nhiều.
  • Tác hại của việc ngủ không đủ giấc cũng có thể khiến sức khỏe sinh sản của phụ nữ cũng suy giảm.
  • Một đêm không ngon giấc có thể gây suy giảm đến 70% khả năng hoạt động của tế bào NK (natural killer cell, một loại bạch cầu thuộc hệ miễn dịch trong cơ thể). Thêm vào đó, NK là còn là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định và tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Theo thống kê từ một số nghiên cứu, thiếu ngủ không chỉ góp phần hình thành khối u mà còn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nó lên 200%.
Tác hại của việc thiếu ngủ ảnh hưởng hệ miễn dịch
Khả năng phòng chống các bệnh lý của cơ thể có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc.

Tác hại của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe tinh thần

Ngoài tác động đến sức khỏe vật lý, việc không ngủ đủ giấc còn tạo ảnh hưởng về mặt tâm trí. Chẳng hạn như, để tiếp nhận kiến thức mới, bạn sẽ cần ngủ trước và sau khi học.

Nguyên nhân là vì vào thời điểm bạn ngủ sâu nhất, các đợt sóng não sẽ vận chuyển thông tin được tiếp nạp từ vùng đồi hải mã (nơi lưu giữ bộ nhớ ngắn hạn) đến vỏ não (bộ phận lưu trữ ký ức dài hạn). Điều này giúp “chuyển hóa” kiến thức mới thành ký ức lâu dài, đồng thời “giải phóng” không gian ở vùng hải mã và tạo điều kiện cho việc thu nạp thêm kiến thức khác.

Mặt khác, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc ngủ ít hơn một giờ mỗi ngày có nguy cơ làm giảm 40% khả năng học tập của bạn. Do đó, nếu muốn vượt qua bài kiểm tra, thay vì thức đêm học bài, bạn nên học từ trước và đảm bảo mình ngủ đủ giấc.

Học khuya
Cắt giảm thời gian ngủ để ôn bài không đảm bảo bạn sẽ được điểm cao.

Ngoài ra, thời gian ngủ ngắn hoặc giấc ngủ bị gián đoạn cũng có mối liên hệ với nhiều vấn đề về tâm lý – thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer hay tâm thần phân liệt.

Bên cạnh đó, khi bạn ngủ đủ giấc, hạch hạnh nhân (một bộ phận trong não bộ chịu trách nhiệm cho các phản ứng cảm xúc mạnh) hoạt động tốt hơn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao những người thiếu ngủ thường có dấu hiệu dễ rơi vào trạng thái tức giận hay trầm cảm.

Làm thế nào để ngủ đủ giấc?

Qua bài viết này, bạn có thể tìm ra cho mình lý do để trân trọng giấc ngủ. Thói quen ngủ đủ giấc có thể giúp bạn:

  • Cảm thấy tỉnh táo trong ngày, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc đáng kể
  • Tăng cường khả năng học tập cũng như ghi nhớ
  • Kéo dài tuổi thọ
  • Tinh thần cũng như tâm trạng thoải mái hơn
  • Ngăn ngừa nhiều bệnh lý

Nếu bạn gặp rắc rối với việc ngủ, hãy thử một số biện pháp khắc phục đơn giản như sau:

  • Tập thói quen đi ngủ sớm
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách sử dụng rèm cửa và tránh sử dụng ánh sáng xanh trong phòng ngủ.
  • Hạn chế tiêu thụ thức uống chứa cồn hoặc caffeine, đặc biệt là vào cuối ngày.
  • Kiểm soát căng thẳng hiệu quả bằng những phương pháp như thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ…
  • Thường xuyên rèn luyện thể chất.
  • Ra ngoài nhiều hơn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Making Sleep a Priority. https://brighamhealthhub.org/treatment/making-sleep-a-priority. Ngày truy cập 25/11/2019.

Make Sleep A Priority: Your Health Depends On It. http://www.personalhealthnews.ca/education-and-advocacy/make-sleep-a-priority-your-health-depends-on-it. Ngày truy cập 25/11/2019.

How to Make Sleep a Priority. https://muscleandmanna.com/how-to-make-sleep-a-priority/. Ngày truy cập 25/11/2019.

Phiên bản hiện tại

16/03/2021

Tác giả: Ngọc Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngà Trương


Bài viết liên quan

Hiện tượng ngủ không dậy được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ôm nhau ngủ có thật sự giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 16/03/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo