Bạn có bao giờ tỉnh dậy với khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi do sợ hãi vì mơ thấy một cơn ác mộng kinh hoàng? Hãy cùng tìm hiểu ác mộng là gì và cách giải quyết tình trạng này nhé.
Trên thực tế, ác mộng là tình trạng mang tính phổ biến nhất ở trẻ em. Trong khi đó, ở người trưởng thành, tỷ lệ gặp ác mộng được ước tính là cứ 2 người sẽ có 1 người gặp ác mộng. Có khoảng 2–8% người trưởng thành cảm thấy khó chịu vì mơ thấy ác mộng thường xuyên.
Vậy thực sự thì ác mộng là gì và tại sao bạn lại gặp ác mộng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Khái niệm “ác mộng” là gì?
Ác mộng là những giấc mơ mang lại cho bạn cảm giác thực sự sống động, đồng thời quấy nhiễu đến nỗi khiến bạn tỉnh giấc dù đang trong giấc ngủ sâu. Ác mộng sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ sợ hãi dẫn đến tim đập mạnh.
Nguyên nhân
Các cơn ác mộng xảy ra ở người trưởng thành thường là tình trạng tự phát. Tuy nhiên, ác mộng cũng có thể do nhiều tác nhân và các rối loạn tiềm ẩn gây ra. Sau đây là một vài nguyên nhân cơ bản:
Ăn vặt đêm khuya
Một số người mơ thấy ác mộng sau khi ăn vặt về khuya khiến tăng cao hệ số chuyển hóa cũng như thúc đẩy tín hiệu não bộ hoạt động nhiều hơn.
Ảnh hưởng của một số loại thuốc
Một số loại thuốc góp phần khiến bạn thường xuyên gặp ác mộng hơn như thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ. Những loại thuốc không kê đơn như thuốc trị các bệnh huyết áp cũng có thể là nguyên nhân gây ác mộng.
Thiếu ngủ
Chứng thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh càng mất ngủ trầm trọng. Ngủ không đủ giấc khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi và rất dễ gặp ác mộng.
Rối loạn giấc ngủ
Các cơn ác mộng xuất hiện trong giấc mơ của bạn còn có thể là do một số chứng rối loạn giấc ngủ gây ra. Chúng bao gồm hội chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên.
Chứng rối loạn tâm lý sau chấn thương
Chứng lo âu và bệnh trầm cảm là nguyên nhân khiến bạn sẽ gặp ác mộng nhiều hơn. Chứng rối loạn tâm lý sau chấn thương (PTSD) cũng là tác nhân phổ biến gây ra tình trạng gặp ác mộng kinh niên và tái phát kéo dài.
Nếu bác sĩ không xác định ra nguyên nhân khiến bạn gặp ác mộng, tình trạng gặp ác mộng kinh niên của bạn có thể được chẩn đoán là một dạng rối loạn giấc ngủ hiếm gặp. Những người có người thân mắc chứng rối loạn này thường có xu hướng gặp phải tình trạng tương tự.
Gặp ác mộng thường xuyên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Ác mộng sẽ hoàn toàn đúng với nghĩa đen nếu như chúng gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.
Căng thẳng
Những người thường gặp ác mộng sẽ cảm thấy lo âu và trầm cảm nghiêm trọng hơn.
Các vấn đề về sức khỏe
Gặp ác mộng thường xuyên khiến giấc ngủ của bạn không được đảm bảo, đây là nguyên nhân chính gây ra các tình trạng sức khỏe khác như bệnh tim mạch, trầm cảm và béo phì.
Phương pháp điều trị các cơn ác mộng
Ngưng dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ
Nếu bạn bị ác mộng do uống một loại thuốc nào đó, bạn nên thay đổi liều lượng hoặc thay loại thuốc khác để loại bỏ tác dụng phụ “ác mộng” không mong muốn.
Điều trị các chứng rối loạn tiềm ẩn
Đối với những người gặp ác mộng do một số tình trạng bệnh lý như hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên, việc điều trị các chứng rối loạn tiềm ẩn có thể giúp làm giảm tần suất xuất hiện của các cơn ác mộng.
Có lối sống sinh hoạt tích cực
Thay đổi về hành vi và thói quen sinh hoạt đã được chứng minh là mang lại hiệu quả điều trị đối với 70% người thường gặp các cơn ác mộng – bao gồm cả những người bị chứng lo âu và trầm cảm.
“Vệ sinh giấc ngủ”
Bạn hãy nhớ tập thói quen “vệ sinh giấc ngủ tốt” để đảm bảo chất lượng giấc ngủ. “Vệ sinh giấc ngủ” là thuật ngữ chỉ những thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp bạn ngủ ngon.
Một số thói quen “vệ sinh giấc ngủ” tốt bao gồm đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ, không hút thuốc, ăn tối trước giờ đi ngủ từ 4 – 6 tiếng, không uống cà phê trước khi đi ngủ khoảng 6 tiếng.
Ngoài ra, phòng ngủ phải là nơi thư giãn và yên tĩnh. Điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy stress hoặc nhớ đến công việc.
Hạn chế rượu, bia
Bạn nên thận trọng trong việc uống rượu, bia, các thức uống chứa caffeine và nicotine vì chúng có thể tích tụ trong hệ tiêu hóa hơn 12 giờ và gây rối loạn giấc ngủ.
Một số biện pháp khác bạn có thể thực hiện:
- Tuân thủ theo thời gian biểu ngủ và nghỉ ngơi khoa học vì nó ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể;
- Tập thói quen vận động và tập thể dục thường xuyên. Các hoạt động này sẽ giúp bạn giảm lo âu và căng thẳng do các cơn ác mộng gây ra;
- Tập yoga hay ngồi thiền cũng có thể mang lại hiệu quả điều trị.
Hãy đảm bảo chất lượng giấc ngủ hằng đêm của mình bằng cách thực hiện các biện pháp trên để tránh gặp ác mộng nhé.
[embed-health-tool-bmi]