backup og meta

Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Melatonin là một hormone được tạo ra từ tuyến tùng trong bộ não, giúp cơ thể bạn kiểm soát chu kỳ giấc ngủ hàng ngày. Khi phải tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng xanh, việc sản xuất melatonin của cơ thể bị gián đoạn và dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ. Khi lượng ánh sáng xanh bạn tiếp xúc giảm đi, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh melatonin và giúp bạn ngủ dễ hơn.

Ánh sáng xanh từ màn hình gây rối loạn não bạn

Khi não bạn tiếp nhận ánh sáng xanh vào ban đêm, các tín hiệu hỗn loạn sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sử dụng ti vi, máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử trong khoảng một tiếng trước khi ngủ vào vài tối trong tuần có dấu hiệu mất ngủ và suy giảm sức khỏe hơn so với những người không sử dụng.

Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng đèn LED từ màn hình máy tính vào buổi tối có ảnh hưởng đển chức năng sinh lý của cơ thể. Một thí nghiệm trên 13 nam giới trẻ tiến hàng bằng cách để những ứng viên tiếp xúc với đèn LED từ màn hình máy tính trong 5 tiếng vào buổi tối cho kết quả rằng, việc này sẽ ngăn việc sản sinh melatonin trong cơ thể họ dẫn đến chứng mất ngủ.

Sử dụng máy tính bảng trong vòng hai tiếng vào buổi tối có thể ngăn cơ chế sản sinh tự nhiên loại hormone này trong cơ thể bạn. Sử dụng đồ điện tử tăng từ 2 tiếng lên 4 tiếng sẽ khiến bạn giảm cảm giác buồn ngủ và tăng thời gian ngủ sâu (khoảng 10 phút), đồng thời làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn so với những người đọc sách trong thời gian tương tự.

Bên cạnh những lợi ích mà đèn LED mang lại, một số loại đèn LED có thể gây hại cho con người khi được sử dụng để làm đèn đường. Việc bạn tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào buổi tối ngoài đường có thể dẫn đến việc bạn:

  • Giảm thời gian ngủ;
  • Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo;
  • Cảm giác buồn ngủ nhiều hơn;
  • Béo phì.

Mách bạn cách giảm tác hại từ ánh sáng màn hình điện tử

Khi bạn sử dụng máy tính, nhiệt độ màu được khuyên dùng là 2700K kể cả ban ngày và ban đêm. Nhiều người sử dụng ứng dụng thay đổi nhiệt độ màu màn hình f.lux. Tuy nhiên vẫn còn một phương tiện điều chỉnh thay thế và cho kết quả tốt hơn. Đó là sản phẩm của công nghệ màn hình OLED của Daniel – một kĩ sư người Bungary 22 tuổi.

Công nghệ màn hình OLED viết tắt của Organic Light-Emiting Diode tức là các diode hữu cơ phát quang, là loại công nghệ màn hình mới và tốt hơn loại màn hình tiêu chuẩn trước đây. Với công nghệ màn hình OLED, việc hiển thị màu không phát ra bất kì sóng ánh sáng nào. Việc đó dẫn đến ít sóng ánh sáng truyền đến mắt bạn hơn.

So với màn hình tiêu chuẩn trước đây, những vùng màu đen không hoàn toàn là màu đen và vẫn phát ra các sóng ánh sáng ngắn. Vì vậy có thể nói sử dụng màn hình OLED sẽ giảm lượng ánh sáng xanh bạn tiếp xúc và có lợi cho cơ thể cũng như mắt của bạn hơn.

Nên sử dụng đèn huỳnh quang để bảo vệ mắt và sức khỏe của bạn

Nhìn chung, chúng ta cần giảm tần suất tiếp xúc với ánh sáng xanh kể cả trong thời gian ban ngày hoặc ban đêm. Vì vậy vào buổi tối bạn có thể thay các bóng đèn LED bằng đèn huỳnh quang hoặc đèn huỳnh quang halogen hạ thế chạy bằng dòng điện một chiều.

Bên cạnh đó các chuyên gia còn khuyên bạn nên dùng tấm kính lọc ánh sáng xanh vào buổi tối, đối với cả đèn LED và đèn huỳnh quang. Nếu không có tấm kính lọc sáng, ánh sáng xanh quá lớn từ đèn LED hoặc các thiết bị điện tử sẽ khiến cơ thể sản sinh quá nhiều ROS và giảm sản sinh hormone melatonin ở cả tuyến tùng và võng mạc của bạn. Việc này có thể ngăn cản việc sửa chữa và tái tạo, tăng nhanh quá trình lão hóa của mắt.

Các nguồn ánh sáng thay thế khác tốt cho sức khỏe

Nến được đánh giá là nguồn ánh sáng thay thế tốt hơn đèn huỳnh quang do nó được sử dụng rất lâu trước đây và không phát ra phóng xạ ánh sáng nào. Vấn đề duy nhất là bạn nên cẩn thận khi sử dụng vì các loại nến cũ thường rất độc.

Bạn cũng nên lưu ý rằng, nhiều loại nến từ sáp parafin và sáp đậu nành thường không tốt do có thuốc nhuộm độc hại và hương liệu; 1 số nến sáp đậu nành chỉ có một phần là đậu nành còn lại là những chất bổ sung hoặc dùng đậu nành GMO – đậu nành biến đổi gen. Có một quan niệm sai lầm rằng lượng chất độc chúng ta tiếp xúc khi đốt nến chỉ là lượng nhỏ và không gây hại. Nhưng ta quên mất rằng chúng ta tiếp xúc thường xuyên thì đó sẽ là một lượng lớn.

Mặc dù việc phát minh ra đèn điện giúp cuộc sống thường nhật trở nên thuận tiện hơn, đồng thời cung cấp đủ ánh sáng để con người có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Dù vậy cơ thể chúng ta vẫn cần nghỉ ngơi và không nên tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ đèn LED cũng như các thiết bị điện tử vào buổi tối.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Blue LEDs Light Up Your Brain https://www.scientificamerican.com/article/blue-leds-light-up-your-brain/ Ngày truy cập 12/01/2017.

Blue LEDs Light Up Your Brain http://articles.mercola.com/sites/articles/archive/2016/12/01/blue-leds-confuse-brain.aspx Ngày truy cập 12/01/2017.

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Thu Nga

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Hiện tượng ngủ không dậy được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ôm nhau ngủ có thật sự giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo