Kỷ tử là quả khởi tử đem phơi khô, có tên khoa học Lycium sinense Mill. Khởi tử được coi là một vị thuốc bổ toàn thân. Về mặt dinh dưỡng học, trong 100 g quả chứa 3.1g protein, 1.9g lipid, 9.1g carbohydrat, 1.6g chất xơ, 22.5mg Ca, 56mg P, 1.3mg Fe, 19.6mg caroten, 0.08 thiamin, 0.14mg riboflavin, 0.67mg acid nicotinic và 42.6mg acid ascorbic…
Theo tài liệu cổ, khởi tử có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh phế, can và thận, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt, bổ tinh huyết... Hiệu quả hỗ trợ của nó bao gồm:
- Tăng cường thị lực: Hợp chất chống oxy hóa tuyệt vời cho mắt là zeaxanthin giúp cải thiện thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do lão hóa, giúp mắt nhìn rõ hơn khi ánh sáng kém, trì hoãn tiến triển của bệnh võng mạc do tiểu đường
- Giảm cân: Nhờ chất xơ nhiều, dinh dưỡng nhiều nhưng calo thấp sẽ giúp người dùng no lâu, hạn chế ăn vặt
- Tăng cường chức năng sinh lý nhờ tác dụng ôn thận tráng dương, giúp nam giới điều trị di tinh, hoạt tinh và mộng tinh
- Bảo vệ tế bào thần kinh trên một số nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên
- Giải độc gan, tốt cho thận, nâng cao sức khỏe tổng thể. Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư, làm chậm lão hóa, giúp đẹp da
- Giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạch
- Hỗ trợ ổn định đường huyết
Như vậy, việc dùng trà táo đỏ kỉ tử là cách tuyệt vời để làm đẹp da và tóc, giúp ngủ ngon, giảm lo âu, hỗ trợ giảm cân, cải thiện trí nhớ, tăng cường miễn dịch và chống lại tình trạng tăng mỡ máu… Ngoài ra, trà này còn tốt cho người tiểu đường, người có cơ địa táo bón, người bệnh hen suyễn.

Uống táo đỏ kỷ tử có nóng không?
Cả táo đỏ và kỉ tử đều có vị ngọt, tính bình. Vì vậy, uống trà táo đỏ kỷ tử không nóng. Vào những ngày nóng bức, bạn thậm chí còn có thể tự pha cho mình một bình trà táo đỏ kỉ tử để hạ hỏa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!