Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Táo đỏ (táo tàu)

Thông tin kiểm chứng bởi: Lương Lan


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 4 ngày trước

Táo đỏ (táo tàu)
Quảng cáo

Tên thường gọi: Táo đỏ, táo tàu

Tên gọi khác: Táo đen, đại táo

Tên nước ngoài: Jujube berries, spiny chinese date (Anh); jujubier, jingeolier (Pháp)

Tên khoa học: Zizyphus jujuba Lamk.

Họ: Táo ta (Rhamnaceae)

Tổng quan

Tìm hiểu chung về táo đỏ (táo tàu)

Cây nhỡ đến to, có thể cao tới 8 – 10 mét. Thân và cành có gai ngắn ở mấu, lúc non màu lục vàng, sau chuyển sang màu xám rồi nâu đỏ.

Lá mọc so le, hình trứng thuôn, gốc tròn, đầu hẹp nhọn hoặc hơi tù, dài 3 – 7 cm, rộng 2 – 3 cm. Mép lá có răng cưa thô. Hai mặt lá đều nhẵn. 3 gân nổi rõ, tỏa ra từ gốc lá. Cuống lá ngắn.

Hoa mọc đơn hoặc mọc thành xim ở kẽ lá, màu vàng lục nhạt, mẫu 5.

Quả hạch, hình trứng thuôn, khi chín có màu đỏ sẫm. Mỗi quả chứa 1 hạt bao bọc bởi lớp thịt ngọt mềm.

Mùa hoa rơi vào tháng 4 – 6. Mùa quả rơi vào tháng 7 – 9 hằng năm.

Bộ phận dùng của táo đỏ (táo tàu)

Quả chín và hạt của đại táo đã phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học trong quả táo tàu

Quả chứa:

  • Vitamin gồm A, B2, C
  • Triterpenoid
  • Flavonoid
  • Alkaloid
  • Nucleotid đóng vòng
  • Acid hữu cơ gồm malic, tartric
  • Acid amin tự do
  • Vết nguyên tố.

Hạt chứa:

  • Saponin
  • Flavonoid

Lá chứa:

  • Alkaloid
  • Flavonoid

Vỏ thân chứa các cyclopeptide alkaloid, mucrorin A và D, amphibio H, numularin A và B, jubanin A, jujubanin B, fragufolin.

Tác dụng, công dụng

Táo đỏ (táo tàu) có tác dụng gì?

Tác dụng dược lý của táo đỏ

Thịt quả:

  1. Tác dụng tăng lực
  2. Tác dụng bảo vệ gan
  3. Tác dụng chống dị ứng, điều hòa miễn dịch
  4. Chống ung thư
  5. Chống oxy hóa
  6. Chống viêm
  7. Chống tăng mỡ máu, thậm chí hạ mỡ máu
  8. Chống tăng đường huyết, thậm chí hạ đường huyết
  9. Bảo vệ thần kinh, an thần
  10. Chống virus.

Nhân hạt:

  1. An thần

Lá:

  1. Gây tê: Nhai 2 lá táo đỏ khiến lưỡi bị tê, mất cảm giác trong 5 – 10 phút
  2. Ức chế vỏ não, giãn mạch, hạ huyết áp, giảm biên độ co của tim, giảm co bóp cơ tim, giảm hô hấp.

Tác dụng của táo đỏ trong y học cổ truyền

Quả đại táo có vị ngọt, tính ôn; quy vào kinh tì và vị. Tác dụng của quả táo đỏ là bổ tì, dưỡng vị, ích khí, nhuận tâm phế, sinh tân dịch, điều hòa các thứ thuốc.

Nhờ vậy, táo tàu được dùng để chữa ho, suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém. Vị thuốc này được thêm vào các bài thuốc để điều hòa tác dụng, điều vị và tăng thêm tác dụng bổ.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của táo đỏ (táo tàu) là bao nhiêu?

Quả đại táo được dùng với liều 5 – 10 quả mỗi ngày, sắc hoặc ngâm rượu uống.

Một số bài thuốc có táo đỏ (táo tàu)

Táo đỏ được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

  1. Thuốc bổ: Đại táo 2 quả, đảng sâm 5g, ngô thù du 3g, sinh khương 3g đem sắc uống. Bạn cũng có thể pha trà táo đỏ kỷ tử hoặc chưng ăn táo đỏ đường phèn hằng ngày để bồi bổ.
  2. Chữa ho, miệng khô, đau cổ: Đại táo 20 quả, ô mai 10 quả đem bỏ hạt, giã nhỏ rồi trộn với mật ong để làm thành viên hoàn, ngậm dần từng viên.
  3. Chữa bứt rứt khó ngủ: Đại táo 14 quả, long nhãn 30g nấu chín rồi ăn cả nước lẫn cái.
  4. Chữa động thai: Nướng 10 – 15 quả đại táo bằng than gỗ cho thơm hoặc sao khô đều được, dùng ăn trong ngày. Bạn ăn liên tục 7 – 10 ngày.

Lưu ý, thận trọng khi dùng

Khi dùng táo đỏ (táo tàu), bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng vị thuốc này một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của táo đỏ

Vị thuốc này an toàn khi dùng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với táo đỏ (táo tàu)

Táo đỏ có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Lương Lan


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 4 ngày trước

Quảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo