backup og meta

Giải đáp từ chuyên gia: Dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi, điều trị như thế nào?

Giải đáp từ chuyên gia: Dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi, điều trị như thế nào?

Những người có cơ địa dễ bị dị ứng thường hay lo lắng khi tiếp xúc với những tác nhân mới lạ, nhất là khi dùng những loại thuốc mới. Trong đó, một vấn đề thường được quan tâm là nếu bị dị ứng thuốc bao lâu thì hết và làm sao để điều trị tình trạng này?

Dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức gây ra những phản ứng với một thành phần nào đó trong thuốc. Tình trạng này có thể xảy ra ở các dạng dùng của thuốc, gồm đường uống, tiêm chích hay bôi ngoài da.

Các triệu chứng dị ứng thuốc ở mỗi người cũng rất đa dạng từ nhẹ đến nặng, thậm chí là sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Dù cho nhiều người cùng bị dị ứng với một loại thuốc nhưng chưa chắc sẽ có biểu hiện giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc dị ứng bao lâu thì khỏi qua những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau đây của Hello Bacsi.

Các triệu chứng dị ứng thuốc bao lâu thì hết?

dị ứng thuốc bao lâu thì hết

Bạn có từng băn khoăn dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi hay dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi, dị ứng thuốc có tự hết không…? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này, bạn đừng bỏ lỡ.

Khi bạn bị dị ứng thuốc tức là hệ miễn dịch đang nhận diện nhầm một thành phần nào đó trong thuốc là tác nhân gây hại cho cơ thể và tấn công chúng. Lúc đó, các hóa chất trung gian được phóng thích ra để “chiến đấu” lại tác nhân này.

Sau đó, các triệu chứng dị ứng sẽ được biểu hiện ra ngoài cơ thể từ nhẹ đến nặng tùy mức độ của phản ứng dị ứng. Hầu hết trường hợp dị ứng thuốc sẽ xuất hiện triệu chứng sau khoảng 1–72 giờ dùng thuốc. Khi ngừng dùng thuốc, phản ứng dị ứng sẽ dừng lại và các triệu chứng sẽ dần cải thiện.

Trường hợp nhẹ, người bệnh thường cảm thấy ngứa, phát ban, nổi mẩn đỏ hay mề đay trên da, có khi bị sưng ở môi, lưỡi hay mặt, cảm thấy khó thở. Trường hợp nghiêm trọng, phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, đe dọa tính mạng với hàng loạt triệu chứng nặng nề. Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế.

Nói chung, dị ứng thuốc bao lâu thì hết hay dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi hoặc ngưng thuốc bao lâu thì hết tác dụng phụ gây ra dị ứng… sẽ phụ thuộc vào việc bạn có những những triệu chứng gì. Các cảm giác ngứa, khó chịu thường hết nhanh chóng khi bạn ngưng dùng thuốc gây ra dị ứng. Các triệu chứng như ngứa mề đay, mẩn ngứa có thể kéo dài khoảng 10 ngày. Nếu dị ứng nặng hơn, các triệu chứng có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí trở thành vấn đề mạn tính.

Những thuốc nào thường gây phản ứng dị ứng?

dị ứng thuốc bao lâu thì hết

Ngoài việc đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi thì nhiều người cũng quan tâm đến các loại thuốc có nguy cơ gây dị ứng. Một số nhóm thuốc được ghi nhận gây nhiều trường hợp dị ứng thuốc Tây bao gồm:

  • Thuốc dùng điều trị động kinh, co giật
  • Insulin (đặc biệt là insulin có nguồn gốc từ động vật)
  • Các thuốc có chứa i-ốt, chẳng hạn như thuốc cản quang dùng trong chụp X-quang
  • Penicillin và các kháng sinh cùng nhóm
  • Nhóm thuốc sulfa, như sulfamethoxazole-trimethoprim, erythromycin-sulfisoxazole…
  • Vắc-xin
  • Aspirin và một số thuốc nhóm NSAID khác

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa các triệu chứng khi bị dị ứng thuốc nhẹ (như ngứa họng, buồn nôn) với tác dụng phụ của thuốc nên thường thắc mắc ngưng thuốc bao lâu thì hết tác dụng phụ. Tuy nhiên, dị ứng không phải là tác dụng phụ của thuốc và cũng khác với tình trạng ngộ độc hay dùng thuốc quá liều.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng thuốc Tây và muốn chẩn đoán chính xác, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Khi có tiền sử dị ứng với một loại thuốc, bạn có thể dị ứng với những thuốc khác tương tự. Ví dụ, bạn bị dị ứng với penicillin thì cũng có nguy cơ gặp phản ứng quá mẫn với các thuốc khác cùng nhóm, như amoxicillin.

Làm sao để điều trị dị ứng thuốc nhanh chóng?

dị ứng thuốc bao lâu thì hết

Nhiều người thường thắc mắc dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi, dị ứng thuốc được điều trị như thế nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, mục tiêu của điều trị dị ứng thuốc là làm giảm nhanh các triệu chứng và ngăn ngừa phản ứng nghiêm trọng. Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định thuốc gây ra phản ứng quá mẫn và ngưng sử dụng ngay rồi thông báo cho bác sĩ.

Vậy dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi, dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi ? Trường hợp các phản ứng dị ứng chỉ ở mức độ nhẹ và  thoáng qua, các triệu chứng dị ứng có thể biến mất sau một vài ngày. Trường hợp có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hay bị sốc phản vệ, hãy liên lạc ngay số điện thoại khẩn cấp 115 hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Một số thuốc có thể được lựa chọn trong điều trị dị ứng gồm:

  • Thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng nhẹ như phát ban, nổi mề đay và ngứa.
  • Thuốc giãn phế quản (như albuterol) để giảm các triệu chứng giống hen suyễn như thở khò khè, ho nhẹ
  • Corticosteroid dùng bôi ngoài da, uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch tùy theo tình trạng dị ứng
  • Tiêm epinephrine (adrenalin) dùng trong điều trị trường hợp sốc phản vệ.

Sau khi xác định thuốc gây dị ứng, bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc điều trị khác cho bạn. Trường hợp không có lựa chọn thay thế, bạn sẽ điều trị bằng cách giải mẫn cảm với thuốc. Phương pháp này giúp cơ thể tạm thời dung nạp các tác nhân gây dị ứng trong mức độ phép dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Vậy uống thuốc dị ứng bao lâu thì có tác dụng? Tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn đang sử dụng, phản ứng/thể trạng của mỗi người, hiệu quả của từng loại thuốc sẽ khác nhau. Một số loại thuốc chống dị ứng sẽ có tác dụng trong vài giờ, trong khi đó một số khác thì có thể phải mất đến vài ngày hoặc vài tuần để người bệnh cảm nhận hiệu quả. Vậy bị dị ứng bao lâu thì khỏi hay nên uống thuốc chống dị ứng trong bao lâu? Như đã đề cập, điều này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa của mỗi người để có thể đưa ra kết quả chính xác. 

Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết được bị dị ứng thuốc bao lâu thì hết và những lựa chọn trong điều trị dị ứng. Hãy nhớ ghi lại danh sách những thuốc từng gây ra dị ứng để thông báo cho bác sĩ trước khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Drug allergies

https://www.allergyuk.org/types-of-allergies/drug-allergy/ Ngày truy cập 31/3/2023

Drug allergies

https://aafa.org/allergies/types-of-allergies/medicine-drug-allergy/ Ngày truy cập 31/3/2023

Drug allergies

https://medlineplus.gov/ency/article/000819.htm. Ngày truy cập 05/02/2021.

Drug Allergies

https://acaai.org/allergies/types/drug-allergies. Ngày truy cập 05/02/2021.

Drug allergies

https://acaai.org/allergies/allergic-conditions/drug-allergies/ Ngày truy cập 22/10/2021

Drug allergy

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/drug-allergy/symptoms-causes/syc-20371835 Ngày truy cập 22/10/2021

Drug Allergies

https://www.uofmhealth.org/health-library/te7064 Ngày truy cập 22/10/2021

Phiên bản hiện tại

27/10/2023

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Mẹo dự phòng mày đay mùa du lịch

Dị ứng penicillin


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 27/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo