backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Nấm da mặt có nguy hiểm không? Dấu hiệu & cách điều trị

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh · Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 15/02/2023

Nấm da mặt có nguy hiểm không? Dấu hiệu & cách điều trị

Nấm da mặt là tình trạng da liễu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và gây những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nấm da mặt có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Cùng tìm hiểu các triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh nấm trên da mặt qua bài viết của Hello Bacsi dưới đây!

Nấm da mặt là bệnh gì?

Nấm da mặt là một trong những bệnh da liễu, do loại nấm dermatophyte gây nhiễm trùng trên da mặt. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng nấm da mặt không bao gồm nhiễm trùng vùng râu hay ria mép, mà nhiễm trùng những vùng da này được gọi là nấm da đầu.

Đây là loại bệnh nấm da không phổ biến và thường dễ chẩn đoán sai ban đầu. Các loại nấm da gây ra bệnh như:

  • Do nấm anthropophilic (ở người) chẳng hạn như Trichophyton rubrum (T rubrum). Nhiễm trùng ban đầu thường xuất phát từ bàn chân hoặc móng tay.
  • Nấm Zoophilic (ở động vật) như Microsporum canis (M canis) từ mèo chó, và T verrucosum từ gia súc trang trại.

Mặc dù bệnh nấm da mặt không phổ biến, bệnh nhân có thể bị bỏ qua và chẩn đoán không chính xác, ảnh hưởng quá trình điều trị không hiệu quả. Bệnh nấm da mặt tương tự như hắc lào, bệnh có thể là cấp tính (khởi phát đột ngột và lây lan nhanh chóng) hoặc mãn tính (phát ban nhẹ, lan rộng chậm, hầu như không viêm). 

>>> Hãy đọc thêm: Cách điều trị bệnh hắc lào

Một số triệu chứng của bệnh như:

  • Xuất hiện các mảng vảy đỏ có hình tròn hoặc hình bầu dục 
  • Thường ít đỏ hơn và có vảy ở giữa hoặc lành ở giữa.
  • Tình trạng nấm trên da mặt thường trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nó cũng có thể xuất hiện dưới dạng kerion (tương tự như nấm da đầu).

triệu chứng nấm da mặt

Tình trạng nấm ở da mặt thường bị chẩn đoán nhầm với tình trạng da khác không phải do nấm gây ra như:

  • Viêm da dị ứng
  • Viêm da tiết bã nhờn
  • Bệnh vẩy nến
  • Bệnh trứng cá đỏ
  • Dày sừng quang hóa
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc
  • Viêm da quanh miệng
  • Lupus ban đỏ ngoài da

Việc chẩn đoán bệnh sai phổ biến ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc bôi steroid hoặc steroid đường uống (tinea incognita – bệnh nấm da do điều trị không đúng bằng steroid)

>>> Tìm hiểu: Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Chẩn đoán bệnh 

Việc chẩn đoán bệnh nấm trên da mặt cần có quá trình xét nghiệm nấm men, xác nhận bằng kính hiển vi và nuôi cấy các vết phát ban trên da. Người bệnh có thể cần vài ngày hoặc vài tuần để thực hiện xét nghiệm nuôi cấy và cho ra kết quả.

Nhiễm nấm da mặt có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh nấm trên da mặt không nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, nhưng những biểu hiện của bệnh có thể ảnh hưởng tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Bệnh cần được chẩn đoán chính xác sớm để điều trị dứt điểm.

Phương pháp điều trị 

Tuỳ vào tình trạng bệnh, người bị nấm da mặt có thể điều trị với những phương pháp y khoa, thuốc trị nấm da mặt khác nhau:

  • Trường hợp tình trạng bệnh nấm trên da mặt nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc bôi chống nấm tại chỗ
  • Trong trường hợp điều trị không thành công và tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chẩn đoán và kê toa thuốc chống nấm đường uống, bao gồm terbinafine và itraconazole.

nấm da mặt: thuốc bôi

Lưu ý, những thông tin phương pháp điều trị trên chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nấm trên da mặt cần được chẩn đoán sớm và sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, thay vì tự ý áp dụng cách trị nấm da mặt tại nhà.

>>> Tham khảo thêm: 5 bệnh nấm da thường gặp ở Việt Nam và lời khuyên dành cho bạn

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu về bệnh nấm da mặt, từ đó có thể phát hiện sớm, đi thăm khám bác sĩ tại bệnh viện và các phòng khám da liễu uy tín để quá trình điều trị được rút ngắn và hiệu quả hơn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh

Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 15/02/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo