backup og meta
Chuyên mục

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Các loại nấm da và cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân · Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 26/06/2023

    Các loại nấm da và cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả

    Các loại nấm da có thể gây ngứa ngáy và làm xuất hiện vết loang lổ trên da, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy có các loại nấm da phổ biến nào?

    Cùng tìm hiểu các loại nấm da, cách điều trị và ngăn ngừa bệnh qua bài viết dưới đây!

    Các loại nấm da phổ biến

    1. Hắc lào (lác đồng tiền)

    Hắc lào (lác đồng tiền) là bệnh nhiễm trùng da do nấm, đặc trưng với hình dạng giống chiếc nhẫn. Ai cũng có thể mắc bệnh này và phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể: da chân, tay, đùi, da đầu,…

    Một số biểu biện của bệnh hắc lào như:

    • Ngứa ngáy
    • Phát ban hình chiếc nhẫn
    • Da đỏ, khô hoặc bong tróc
    • Da bị sưng, nổi lên hoặc phồng rộp
    • Rụng tóc tại vị trí phát ban

    Nguyên nhân bệnh hắc lào thường do khoảng 40 loại nấm khác nhau gây nên. Chúng có thể sống trên da hoặc các bề mặt khác. Vi nấm thích sống ở những khu vực ấm áp, ẩm ướt. Bạn có thể bị nhiễm bệnh từ người khác hoặc từ động vật như mèo và chó cưng,…

    >>> Tìm hiểu thêm: Bệnh hắc lào (lác đồng tiền): Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

    2. Nấm da chân

    Bệnh nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Đây cũng là một dạng của bệnh hắc lào.

    • Bệnh nấm da chân có triệu chứng như phát ban ngứa, châm chích, bỏng rát trên da ở một hoặc hai bàn chân.
    • Da chân bong vảy và nứt nẻ hoặc nổi mụn nước.
    • Đôi khi, bàn chân cũng có mùi khó chịu.
    • Nấm da chân phổ biến nhất ở giữa các ngón chân, phần trên của bàn chân, lòng bàn chân và gót chân.

    các loại nấm da: Nấm da chân

    3. Nấm da tay

    Nấm da tay là một trong các loại nấm da ngoài, ảnh hưởng đến lớp ngoài trên da tay như:

    • Lòng bàn tay
    • Mu bàn tay
    • Các kẻ ngón tay
    • Nấm da tay có thể xảy ra từ bệnh nấm da chân của vận động viên (tinea pedis)

     Phát ban của nấm da tay có dạng vòng hoặc hình tròn, có viền nổi lên, có vảy bao quanh như giun.

    các loại nấm da: Nấm da tay

    >>> Tham khảo thêm: Nấm da tay: Triệu chứng, cách triệu trị hiệu quả

    4. Nấm da đầu

    • Nấm da đầu là một trong những loại nấm da phổ biến do nhiễm nấm. Loại nấm da này thường gây ra các mảng ngứa, có vảy hình tròn và gây hói trên đầu.
    • Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm, phổ biến nhất ở trẻ mới biết đi và trẻ em trong độ tuổi đi học.
    • Bệnh có liên quan đến nấm da chân, nấm ở vùng bẹn (tinea cruris) và nấm ngoài da (tinea corporis).

    các loại nấm da: Nấm da đầu

    >>> Đọc thêm: Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa

    5. Nấm da mặt

    Bệnh nấm da mặt do các loại nấm da gây nên, trong đó một loại nấm anthropophilic như Trichophyton rubrum (T rubrum) là nguyên nhân chính gây nên.

    • Tình trạng da mặt bị nấm thường không phổ biến và ban đầu thường bị chẩn đoán sai.
    • Các dấu hiệu nhiễm trùng ban đầu thường xuất phát từ bàn chân hoặc móng tay.
    • Nấm Zoophilic (nấm từ động vật) như Microsporum canis (M canis) từ mèo và chó, và T verrucosum từ gia súc trang trại cũng rất phổ biến.
    • Nấm da mặt có thể là cấp tính (phát bệnh đột ngột và lây lan nhanh chóng) hoặc mãn tính (lan rộng chậm, hầu như không viêm).
    • Bệnh xuất hiện những mảng vảy đỏ hình tròn hoặc bầu dục, ở giữa thường ít đỏ hơn và có vảy.

    các loại nấm da: Nấm da mặt

    >>> Tìm hiểu thêm: Nấm da mặt có nguy hiểm không? Dấu hiệu & cách điều trị

    6. Nấm bẹn

    Nấm bẹn (Jock itch) là một bệnh nhiễm nấm phổ biến tương tự như bệnh hắc lào. Nấm bẹn gây phát ban ngứa, châm chích, nóng rát trên vùng da quanh háng, đùi trong và khe hở ở mông

    Với loại nấm da này, da thường bị bong vảy, nứt nẻ hoặc nổi mụn nước.

    >>> Tìm đọc: Bệnh nấm bẹn là gì? Triệu chứng & thuốc

    Điều trị các loại nấm da thế nào?

    Nấm da có thể điều trị bằng thuốc không kê đơn do bác sĩ da liễu chỉ định. Các loại thuốc có chứa thành phần phổ biến như miconazole, ketoconazole hoặc clotrimazole.

    Bôi thuốc từ 2-3 lần mỗi ngày trong ít nhất 1 tuần. Nếu tình trạng nấm da trở nên nghiêm trọng hay lây lan rộng, bạn cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra lại.

    Trong trường hợp bị nám da đầu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống trong vài tuần để loại bỏ nhiễm trùng nấm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số dầu gội đầu đặc trị dành cho nấm da đầu. Thuốc kết hợp với dầu gội đặc trị sẽ giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.

    Lưu ý, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ những vấn đề sau:

    • Kiểm tra thành phần thuốc và hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết loại kem đó có an toàn cho bạn hay trẻ em hay không.
    • Tần suất thường xuyên nên áp dụng mỗi ngày.
    • Nếu tình trạng nấm loang lổ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mạnh hơn.
    • Hắc lào thường biến mất trong vòng 4 tuần điều trị.

    Cách phòng ngừa các loại nấm da

    Các bệnh nấm da thường phát triển ở những môi trường tối, ấm và ẩm ướt. Một số cách ngăn ngừa lây lan bệnh nấm da như:

    • Giữ cho da sạch và khô: Lau khô da sau khi rửa hoặc tắm.
    • Rửa tay kỹ: Rửa tay ngay sau khi chạm vào vết phát ban do nấm ngoài da.
    • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Mặc quần áo, tất, quần lót sạch hàng ngày và không dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân (bàn chải, lược, kẹp tóc) với người khác.
    • Vệ sinh nhà tắm: Rửa kỹ bồn tắm, bồn rửa trong phòng tắm sau mỗi lần sử dụng.
    • Kiểm tra sức khỏe thú cưng: Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y nếu thú cưng của bạn có xuất hiện những mảng hói hoặc vết loét, vì đây có thể là nguồn lây nhiễm nấm ngoài da.
    • Hạn chế làm việc trong môi trường có nhiều mồ hôi, nóng nực.
    • Không sử dụng bừa bãi các loại thuốc bôi không rõ nguồn gốc vì dễ làm suy giảm miễn dịch hàng rào bảo vệ da.

    Vệ sinh ngăn ngừa các loại nấm da

    Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc biết thêm thông tin về các loại nấm da ngoài. Từ đó, bạn đọc biết cách ngăn ngừa và điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân

    Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 26/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo