4. Cách chữa chai chân bằng hành tây
Cách chữa chai chân bằng hành tây là kinh nghiệm dân gian được khá nhiều người áp dụng vì dễ làm và tiết kiệm. Hành tây là loại thực phẩm khá giàu chất chống oxy hóa, đóng vai trò như những tác nhân giúp chữa lành thương tổn và loại bỏ những vết chai, sạn, da bong tróc.
Hơn nữa, một số tinh chất trong hành tây còn giữ ẩm và làm mềm da, cải thiện sự phục hồi da nhanh chóng. Loại củ gia vị này cũng được dùng nhiều trong làm đẹp vì đặc tính làm mờ sẹo hiệu quả nữa đấy!
Những gì bạn cần
- Gạc y tế
- Hành tây thái lát
Cách thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên bạn đặt những lát hành tây lên vùng bị chai bàn chân.
- Bước 2: Tiếp đó, sử dụng gạc để cố định hành tây lại.
- Bước 3: Để yên qua đêm, sau đó gỡ bỏ, rửa sạch lại với nước và xà phòng.
Với cách chữa chai chân này, bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày và bạn sẽ nhận thấy ngay sự thay đổi chỉ trong vòng một tuần.
>>> Bạn có thể quan tâm: Da khô ở bàn chân, biết cách chăm sẽ đỡ!
5. Cách chữa chai chân bằng bột yến mạch

Yến mạch khá giàu vitamin và khoáng chất, lành tính nhờ những yếu tố làm dịu da trong thành phần. Thêm vào đó, yến mạch còn đem lại công dụng tẩy tế bào chết rất tuyệt vời. Vì vậy, bạn hãy thử dùng yến mạch để chữa chai chân tại nhà nhé.
Những gì bạn cần
- Bột yến mạch: 1/2 cốc
- Nước: Lượng vừa phải
Cách thực hiện
- Bước 1: Cách trị chai mắt cá chân: Đun sôi bột yến mạch với nước trong 5 phút.
- Bước 2: Sau đó, đem lọc lấy phần yến mạch và đắp lên trên vùng da bị chai, sần.
- Bước 3: Để yên khoảng từ 10 – 15 phút trước khi rửa sạch.
Lặp lại quy trình trên khoảng hai lần một ngày. Tuy nhiên, cần đảm bảo bột yến mạch không quá nóng để có thể đắp lên trên da.
>>> Bạn có thể quan tâm: Vì sao bị nứt gót chân? 6 nguyên nhân nứt gót chân và cách chữa trị
6. Cách chữa chai chân bằng axit salicylic
Axit salicylic là chất hoạt động khá tốt trong việc phá vỡ liên kết giữa các tế bào da chết tích tụ xung quanh gót chân chai sần. Bằng cách tăng độ ẩm cho khu vực này, các mảng tế bào chết trên da sẽ dần bong tróc và vết chai sẽ biến mất hoàn toàn.
Những gì bạn cần
- Đá bọt
- Axit salicylic ở dạng gel hoặc lỏng
- Nước ấm
Cách thực hiện
- Bước 1: Để chữa chai chân bằng cách này, trước hết bạn ngâm chân vào nước ấm khoảng 5 phút.
- Bước 2: Sau đó lau sạch và dùng đá bọt chà sát nhẹ nhàng xung quanh vùng da bị ảnh hưởng để tẩy da chai cứng ở gót chân.
- Bước 3: Dùng một lượng vừa phải axit salicylic thoa lên bề mặt vết chai và để yên trong 5 phút.
- Bước 4: Rửa lại với nước sạch.
Lặp đi lặp lại cách làm mềm da chân bị chai từ một đến hai lần mỗi ngày trong vòng hai tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý trước khi thực hiện cách chữa chai chân

- Bước 1: Trước khi thử bất kỳ cách làm hết chai chân như trên, bạn có thể cần xử lý vùng bị chai sạn bằng cách ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút.
- Bước 2: Sau khi lau khô, hãy quan sát thử xem liệu bạn có thể nhẹ nhàng chà xát và lấy đi một lớp mô sẹo ở vết chai hay không?
Trải qua nhiều lần như vậy, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ mô sẹo dần dần. Ngâm nước ấm để chữa chai chân là phương pháp khá đơn giản được đề xuất bởi Học viện Da liễu Hoa Kỳ.
Ngoài ra, cần lưu ý trong quá trình chữa chai sạn cho chân, bạn không nên chà xát, cạo quá mạnh các lớp da dày. Điều này sẽ khiến cục chai chảy máu và gây nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa chai gót chân đơn giản
- Cách phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn xuất hiện cục chai ở lòng bàn chân là bạn không nên mang giày dép quá chật.
- Thay vào đó, những loại giày gót thấp, thoải mái tạo đủ khoảng trống quanh các ngón chân sẽ là lựa chọn tốt nhất.
- Bên cạnh đó, việc mang vớ cũng giúp giảm ma sát và sự tiến triển của cục chai.
>>> Tìm hiểu: Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? 3 vitamin cần thiết bạn nên bổ sung ngay
Khi nào cần phải đến gặp bác sĩ da liễu?
Với tình trạng chân bị chai và đau nhiều khi di chuyển, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý.
Hy vọng với những biện pháp khắc phục tại nhà để chữa chai chân trên đây, bạn có thể nói lời tạm biệt sự khó chịu khi bị chai ở bàn chân. Trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường hoặc nốt chai làm cho bạn cảm thấy đau nhiều hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!