backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Các vết chai và hạt sừng hình thành trên da như thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Các vết chai và hạt sừng hình thành trên da như thế nào?

    Vết chai và hạt sừng là những khu vực da rất dày trên bàn tay hay bàn chân do các áp lực hay ma sát tác động lên vùng đó thường xuyên. Chúng có thể gây đau khi chúng ta đi bộ hay mang giày.

    Người có vết chai hay hạt sừng có thể chữa trị để thoát khỏi chúng nếu tình trạng bệnh khiến họ không thoải mái.

    Một vài người nhầm lẫn giữa hạt sừng và các vết chai xuất hiện ở bàn chân. Hạt sừng thường nhỏ hơn vết chai và có phần lõi bên trong cứng hoặc mềm. Sừng có xu hướng xuất hiện khắp nơi trên bàn chân. Chúng ở các nơi mà không chịu quá nhiều áp lực từ việc đi đứng, ví dụ như phía trên hoặc hai bên các ngón chân (thường gặp loại hạt sừng cứng) và thậm chí ở giữa các ngón chân (thường gặp loại sừng mềm) và có thể gây đau nhức khi có lực đè vào đó.

    Mặt khác, vết chai thường hiếm khi gây cảm giác đau. Kích thước của vết chai rất đa đạng nhưng thường lớn hơn hạt sừng. Chúng xuất hiện nhiều ở những vị trí tì để của lòng bàn chân, nhiều nhất ở gót chân hay trên đầu gối.

    Triệu chứng của vết chai

    Bạn có thể dễ dàng nhận thấy vết chai hay hạt sừng chỉ bằng cách nhìn. Vết chai thường khiến da trông khô ráp và dày, da có thể chuyển dần sang màu xám hay vàng và kém nhạy cảm hơn khi chạm vào so với những khu vực bình thường. Bạn sẽ nhận ra chúng rất cứng và thường gồ lên.

    Hạt sừng rất cứng và dày, có vòng màu vàng nhạt xung quanh, điểm trung tâm màu xám. Hạt sừng mềm sẽ giống như một vết loét bình thường.

    Hầu hết các vết chai và hạt sừng đều không gây đau, vài trường hợp chúng có thể đau khi đi bộ hay mang giày. Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã có những vết chai hay hạt sừng là giày bỗng trở nên chật hơn. Nếu hạt sừng hay vết chai trở nên đau và viêm nhiễm, bạn nên đến khám bác sĩ, đặc biệt với người có bệnh tiểu đường hay những bệnh lý làm mạch máu lưu thông kém, vì chỉ cần một tổn thương nhỏ đối với bàn chân cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.

    Nguyên nhân hình thành vết chai?

    Áp lực, ma sát do những hành động lặp đi lặp lại khiến cho những hạt sừng và vết chai chân xuất hiện và phát triển. Tình trạng này không phải do virus gây ra và không lây nhiễm. Nguyên nhân là do áp lực làm tổn thương bề mặt da, cơ thể phản ứng lại bằng cách làm dày vùng da đó lên để bảo vệ các lớp da bên dưới.

    Vết chai và hạt sừng ở bàn chân thường do mang giày quá chật. Giày chật và giày cao gót tập trung áp lực lên ngón chân và nén vùng bàn chân lại tạo điều kiện xuất hiện hạt sừng hay chai sần. Ngoài ra, mang giày dép lỏng lẻo cũng như mang giày và sandal mà không có tất khiến bàn chân cọ sát liên tục vào giày, sẽ gia tăng nguy cơ có vết chai và hạt sừng ở bàn chân.

    Bên dưới bàn chân của người chạy bộ thường xuyên có các hạt sừng. Mang vác nhiều lần gây áp lực lên bàn tay hoặc dùng các dụng cụ chơi thể thao hay dụng cụ nhạc có thể gây vết chai ở bàn tay.

    Vết chai và hạt sừng phát triển trên bao hoạt dịch ngón chân cái, xương hay trên các bướu gây viêm khớp kinh niên. Bàn chân không bình thường, ví dụ như dị dạng ngón chân, cũng có thể dẫn đến hình thành vết chai hay sừng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo