backup og meta

Da đẹp đón Tết với top 5 cách trị thâm mụn bằng nghệ tươi hiệu quả, tiết kiệm

Da đẹp đón Tết với top 5 cách trị thâm mụn bằng nghệ tươi hiệu quả, tiết kiệm

Những nốt thâm mụn trên da mặt khiến bạn kém tự tin mỗi khi thức dậy? Dù bạn đã thử rất nhiều phương pháp điều trị thâm mụn nhưng kết quả vẫn không như mong đợi? Hãy cùng Hello Bacsi tham khảo ngay 5 cách trị thâm mụn bằng nghệ tươi vừa tiết kiệm lại vừa hiệu quả cao!

Trị thâm mụn bằng nghệ tươi có thực sự hiệu quả?

Nếu bạn đang “đau đầu” với mụn trứng cá và tìm cách giải quyết các vết thâm mụn để lại, nghệ tươi chính là giải pháp thiên nhiên dành cho làn da bạn.

Từ xa xưa, nghệ đã được biết đến với công dụng trị sẹo và mụn thâm. Do đặc tính chống vi khuẩn và khử trùng, nghệ giúp ngăn ngừa và chữa lành các vết thâm mụn hiệu quả. Với thành phần curcumin trong nghệ là một chất chống oxy hóa, nghệ có khả năng làm chậm quá trình lão hóa da và chống viêm trên da, từ đó đem lại cho bạn làn da tươi sáng, mịn màng.

5 cách trị mụn thâm bằng nghệ tươi dễ làm mà lại hiệu quả

Đầu tiên, tốt nhất là bạn nên ngừng sử dụng bất kỳ các loại thuốc trị mụn không kê đơn, để tránh tình trạng da quá khô hoặc bị kích ứng da. Tuy nhiên nếu bạn đang dùng thuốc trị mụn kê đơn theo toa, bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu trước khi tự ý ngừng thuốc.

Để đảm bảo nghệ phát huy tối đa công dụng trị mụn, làn da cần phải được bổ sung các thành phần chính có trong nghệ như curcuminoids. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến nhất để sử dụng nghệ trong việc điều trị mụn thâm tại nhà.

1. Trị mụn thâm bằng nghệ tươi, mật ong và sữa

Mật ong là một chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và làm dịu các vết mẩn đỏ và kích ứng trên da. Trong khi đó, axit lactic trong sữa có chứa axit alpha-hydroxy (AHA), có tác dụng tẩy tế bào da chết, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tắc lỗ chân lông.

trị thâm mụn bằng nghệ tươi, mật ong và sữa

Cách thực hiện

  • Rửa sạch nghệ để trôi hết lớp đất, sau đó gọt vỏ và giã thật nhuyễn
  • Trộn ½ thìa bột nghệ, ½ thìa sữa và ½ thìa mật ong nguyên chất.
  • Hãy thoa hỗn hợp này lên khắp mặt và giữ trên mặt từ 10-15 phút.
  • Rửa sạch mặt bằng nước ấm. 
  • Lặp lại quy trình này từ 2-3 lần/ tuần và bạn sẽ cảm nhận ngay làn da đều màu, giảm thâm hiệu quả.

2. Trị vết thâm sau mụn bằng nghệ tươi và tinh dầu tràm trà

Dầu cây trà được chưng cất từ lá của cây Melaleuca alternifolia, thường được tìm thấy ở Úc. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng nấm rất tốt cho da khi kết hợp với nghệ.

trị thâm mụn bằng nghệ tươi và tinh dầu tràm trà

Cách thực hiện

  • Rửa sạch nghệ, gọt vỏ và tiếp tục giã nhuyễn
  • Trộn đều ¼ thìa bột nghệ, 2 giọt tinh dầu trà, 1 thìa gel lô hội và 1 thìa nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp đặc sệt
  • Đắp hỗn hợp với lượng vừa đủ lên khắp mặt và sau đó đợi hỗn hợp khô đi
  • Sử dụng 1 miếng vải ướt được làm ấm để loại bỏ mặt nạ.
  • Lặp lại thao tác này từ 2-3 lần/ tuần.

3. Mặt nạ trị mụn và vết thâm từ nghệ và sữa chua không đường

Sữa chua chứa rất nhiều men sinh vật và lợi khuẩn không chỉ tốt cho đường ruột mà còn đối với sức khỏe làn da. Probiotics trong sữa chua giúp chống lại vi khuẩn gây ra mụn viêm và đã được chứng minh giảm tình trạng viêm da tổng thể. 

Sữa chua cũng chứa nhiều canxi, protein và vitamin D giúp chống lại mụn trứng cá và dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, axit lactic trong sữa chua có thể giúp se khít lỗ chân lông và giảm sự xuất hiện của các vết thâm.

trị thâm mụn bằng nghệ tươi và sữa chua không đường

Cách thực hiện

  • Rửa sạch củ nghệ, gọt vỏ và giã nhuyễn
  • Hòa quyện nghệ tươi và sữa chua không đường, sau đó đắp lên vùng da bị mụn thâm
  • Massage da mặt nhẹ nhàng và đợi khoảng từ 15-20 phút
  • Rửa mặt thật sạch với nước ấm
  • Thực hiện thường xuyên từ 2-3 lần/ tuần.

>>> Bạn có thể quan tâm: Da đẹp tự tin đón Tết với 7 cách trị thâm mụn bằng mật ong tại nhà

4. Trị vết thâm mụn bằng nghệ tươi và chanh

Chanh là một chất khử trùng và chống vi khuẩn tự nhiên, có khả năng làm đều màu da và giảm sự xuất hiện của các vết sẹo thâm sau mụn. Vì thế, “bộ đôi” nghệ tươi và chanh chính là công thức hoàn hảo cho một làn da sáng mịn, giúp mờ đi các nốt mụn thâm hiệu quả.

trị thâm mụn bằng nghệ tươi và chanh

Cách thực hiện

  • Rửa sạch củ nghệ, dùng dao gọt vỏ và giã thật nhuyễn
  • Trộn đều nghệ và nước cốt chanh, kết hợp thêm 1 ít nước ấm để thoa lên vùng da mụn
  • Massage da mặt nhẹ nhàng và thư giãn từ 10-15 phút
  • Rửa mặt lại với nước ấm
  • Duy trì thực hiện 2-3 lần/ tuần.

5. Dùng nghệ tươi trị thâm mụn với lòng đỏ trứng gà

Trứng chứa một lượng lớn protein, nên khi kết hợp với nghệ sẽ giúp làm căng da mặt và trẻ hóa các tế bào da bị xỉn màu.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch củ nghệ, bỏ vỏ, sau đó xay hoặc giã nhuyễn
  • Đánh tan lòng đỏ trứng gà và trộn với nghệ để tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Thoa một lớp mỏng lên da mặt và thư giãn từ 15-20 phút
  • Làm sạch da mặt bằng nước ấm
  • Thực hiện đều đặn từ 2-3 lần/ tuần.

>>> Bạn có thể quan tâm: 6 cách trị mụn bằng tinh bột nghệ có thể bạn chưa biết

Trị thâm mụn bằng nghệ tươi hay tinh bột nghệ sẽ tốt hơn?

trị thâm mụn bằng nghệ tươi hay tinh bột nghệ

Cả nghệ tươi và tinh bột nghệ đều có tác dụng trị mụn thâm hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, nếu có nhiều thời gian, bạn nên áp dụng cách trị mụn thâm bằng nghệ tươi bằng cách đập dập nghệ tươi, sau đó thoa lên làn da bị mụn, để tinh chất nghệ dễ dàng hấp thụ hơn.

Mặc dù tinh bột nghệ cũng đem lại hiệu quả tương tự, nhưng bạn sẽ rất khó mua tinh bột nghệ nguyên chất trên thị trường. Để phân biệt được bột nghệ nguyên chất hay bột nghệ đã pha sẵn, bạn cần dựa vào màu sắc của nghệ. Thông thường, bột nghệ nguyên chất sẽ có màu vàng đậm, còn bột nghệ đã qua xử lý thì có màu vàng nhạt hơn.

Lưu ý khi dùng nghệ tươi trị mụn thâm

Không thể phủ nhận được tính hiệu quả khi bạn trị thâm mụn bằng nghệ tươi, tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý 1 số điều sau:

  • Luôn dùng thử nghệ tươi lên một vùng da cánh tay trong vòng 48 giờ để quan sát xem làn da bạn có bị dị ứng hay không
  • Luôn sử dụng găng tay khi tiếp xúc với nghệ vì nghệ rất khó rửa sạch
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc cố gắng thụ thai, bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ trị mụn   
  • Tuyệt đối không thoa nghệ lên các vết thương hở vì sẽ khiến da bị châm chích, tổn thương, thậm chí là lở loét. Thay vào đó, bạn nên chờ đến khi lên da non thì mới bôi nghệ tươi lên
  • Chỉ nên trị mụn bằng nghệ tươi trong 3 tuần liên tiếp, và từ 2-3 lần/ tuần. Tránh lạm dụng quá nhiều vì có thể sẽ khiến da bị kích ứng
  • Chú ý luôn làm sạch da mặt trước khi thoa nghệ tươi
  • Đừng quên thoa kem chống nắng sau khi dùng nghệ tươi trị mụn thâm, vì lúc này da sẽ rất dễ nhạy cảm và bắt nắng. Đồng thời, bạn nên kết hợp thêm với các trang phục chống nắng như: áo khoác dài tay, đeo khẩu trang, kính râm… để làn da được bảo vệ tối ưu khỏi tác hại tia UV.

Nghệ không chỉ là một loại gia vị giúp tăng thêm hương vị cho món ăn, mà còn là một nguyên liệu trị mụn dân gian cực kỳ hữu hiệu. Tuy nhiên vì là thành phần thiên nhiên, nên kết quả sẽ không thể “một sớm một chiều”. Khi mới bắt đầu sử dụng nghệ để trị mụn, bạn có thể mất khoảng 1 tuần để nhận thấy sự cải thiện của làn da và thậm chí đôi khi có thể mất đến 1 tháng! Vì thế, kiên nhẫn chính chìa khóa thành công trong công cuộc trị thâm mụn bằng nghệ tươi bạn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hollinger JC, et al. (2018). Are natural ingredients effective in the management of hyperpigmentation? A systematic review. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5843359/ Ngày truy cập: 8/1/2022

Waghmare PR, et al. (2017). Turmeric as medicinal plant for the treatment of acne vulgaris. https://www.pharmatutor.org/articles/turmeric-as-medicinal-plant-for-the-treatment-of-acne-vulgaris Ngày truy cập: 8/1/2022

Vaughn AR, et al. (2016). Effects of turmeric (Curcuma longa) on skin health: A systematic review of the clinical evidence. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/ptr.5640 Ngày truy cập: 8/1/2022

Anti-Acne Inducing Bacteria and Free Radical Scavenging Activities of Turmeric Rhizome Extracts Prepared Using Different Solvents https://www.thieme-connect.com/products/ejournals/html/10.1055/s-0037-1608177 Ngày truy cập: 8/1/2022

Jiang AJ, et al. (2015). Curcumin induces apoptosis through mitochondrial pathway and caspaces activation in human melanoma cells. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25262359/  Ngày truy cập: 8/1/2022

Chattopadhyay I, et al. (2004). Turmeric and curcumin: Biological actions and medicinal applications. http://repository.ias.ac.in/5196/1/306.pdf Ngày truy cập: 8/1/2022

Curcumin: a novel treatment for skin-related disorders https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24085048/ Ngày truy cập: 8/1/2022

Phiên bản hiện tại

10/01/2022

Tác giả: Vy Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Serum trị mụn: Cách chọn đúng và dùng đúng để da sạch mụn

Nghệ trị mụn trứng cá như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 10/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo