backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cách trị mụn quanh miệng tại nhà hiệu quả

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 26/04/2022

Cách trị mụn quanh miệng tại nhà hiệu quả

Mụn có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đặc biệt, mụn quanh miệng sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt của bạn. Nếu không có cách điều trị mụn quanh miệng kịp thời sẽ khiến mụn bị lây lan và nghiêm trọng hơn. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân và cách trị mụn quanh miệng!

Các loại mụn quanh miệng

Mụn mọc quanh miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Để giải đáp câu hỏi này, trước hết, bạn cần hiểu về các loại mụn có thể xuất hiện quanh miệng, bao gồm:

  • Mụn trứng cá comedones: là loại mụn không viêm, nốt mụn nhỏ có màu da thịt. Mụn này thường phát triển ở các vị trí miệng, cằm, trán. Comedones mở được gọi là mụn đầu đen do bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Comedones đóng (mụn đầu trắng) những mụn li ti màu trắng trên da.
  • Mụn bọc: Mụn không có nhân và có cục u dưới da gây đau đớn khi mụn mọc quanh cằm hay quanh miệng 
  • Mụn nang: Mọc mụn ở viền môi khiến bạn bị đau nhức do cục mủ dưới da
  • Viêm da quanh miệng: Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất, biểu hiện các nốt mụn mủ mọc xung quanh miệng.

>>> Tìm hiểu thêm: Viêm da quanh miệng là gì và chữa trị viêm da quanh miệng như thế nào?

Nguyên nhân nổi mụn quanh miệng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn khác nhau, đối với mụn quanh miệng, ngoài sự tắc nghẽn lỗ chân lông do sự tích tụ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn, có nhiều yếu tố tác động khác khiến mụn bùng phát ở vùng xung quanh miệng và cằm mà bạn nên lưu ý:

  • Hoocmon: Sự rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh và thời kỳ mãn kinh sẽ khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn gây tắc nghẽn lỗ chân lông khiến mụn phát triển.
  • Chế độ ăn uống: Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm trắng, bánh mì, đồ ăn nhanh, và các loại đồ ăn nhiều đường như bánh ngọt, nước có ga. Những món có nhiều đường sẽ làm tăng mức độ insulin, khích thích tăng sinh bã nhờn và khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm rau xanh, và vitamin vào chế độ dinh dưỡng bữa ăn của mình.
  • Các sản phẩm gây mụn:

Son dưỡng: Một số thành phần của son dưỡng sẽ khiến lỗ chân lông ở vùng miệng và cằm bị tắc nghẽn làm mụn xuất hiện. Các loại son dưỡng loại non-comedogenic sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho bạn.

Cách trị mụn quanh miệng

Kem đánh răng: Một số nhãn hiệu kem đánh răng chứa thành phần sodium lauryl sulfate có thể gây kích ứng da và mụn. Bạn nên lưu ý thành phần khi lựa chọn kem đánh răng.

Mỹ phẩm trang điểm: Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những mỹ phẩm có nguồn gốc, và ưu tiên những sản phẩm không dầu (oil-free) để hạn chế tình trạng mụn xuất hiện quanh miệng.

  • Căng thẳng: Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tiết ra androgens – một loại hoocmon khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và gây mụn trên da. Vì vậy bạn có thể thêm các hoạt động như tập yoga, hoặc thiền để cơ thể được thư giãn, thoải mái giúp hạn chế tình trạng mụn quanh miệng.

>>> Đọc thêm: Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí và cách khắc phục

Phương pháp chăm sóc và cách điều trị mụn quanh miệng hiệu quả

Phương pháp chăm sóc da mụn quanh miệng

  • Thường xuyên làm sạch và tẩy da chết: Việc làm sạch da sẽ hạn chế sự tích tụ các bụi bẩn, vi khuẩn trên da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Lưu ý bạn nên ưu tiên sữa rửa mặt không cồn và dịu nhẹ để tránh sự kích thích cho da mụn, cũng như hạn chế tình trạng mọc mụn ở viền môi. Bạn chỉ nên tẩy da chết 1 lần trong tuần để đạt hiệu quả.
  • Tẩy trang trước khi đi ngủ: Các lớp trang điểm và kem chống nắng nếu không được tẩy sạch trước khi đi ngủ lâu dần sẽ khiến tắc nghẽn lỗ chân lông và làm tình trạng mụn lây lan và nghiêm trọng hơn.
  • Thêm các sản phẩm chăm sóc da chứa retinol: Trong thành phần sản phẩm chăm sóc da, retinol có công dụng kháng khuẩn chống viêm, hỗ trợ điều trị mụn quanh miệng hiệu quả.

Cách trị mụn quanh miệng

  • Không tự ý nặn mụn quanh miệng: Việc mụn mọc quanh miệng hoặc cằm có thể khiến bạn khó chịu, tuy nhiên nếu tự ý nặn mụn quanh miệng sẽ vô tình gây tổn thương mô da và gây sẹo mụn sau này.

Cách trị mụn quanh miệng bằng tự nguyên liệu tự nhiên

Nếu tình trạng mụn quanh miệng của bạn không bị viêm sưng, bạn có thể tham khảo những nguyên liệu tự nhiên trị mụn quanh miệng hiệu quả sau:

  • Tinh dầu tràm trà (Tea tree oil): Trong tinh dầu tràm trà có các chất kháng khuẩn, chống viêm giúp hạn chế tình trạng mụn trên da. Bạn cũng có thể tìm thấy các sản phẩm sữa rửa mặt và tonners chưa thành phần tinh dầu tràm trà để sử dụng.
  • Witch hazel (hay còn gọi là chiết xuất cây phỉ): Với đặc tính chống viêm, hợp chất tanin có trong chiết xuất cây phỉ sẽ giúp loại bỏ dầu thừa và làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn chặn sự xuất hiện của mụn. Bạn có thể dùng bông tẩy trang thấm tinh dầu để thoa lên vùng mụn ở miêng với lượng vừa đủ.
  • Dầu thầu dầu (Castor oil) rất hiệu quả trong điều trị mụn quanh miệng và cằm do có chứa ricinoleic acid giúp giảm viêm và đau sưng cho mụn quanh miệng. Ngoài ra, dầu thầu dầu cũng được sử dụng để chữa lành vết thương do khả năng kích thích phát triển mô mới và ngăn chặn sự tích tụ của các tế bào chết trên da.

Cách trị mụn quanh miệng

  • Bột nghệ: Trong bột nghệ chứa chất curcumin, có khả năng chống oxy hóa cao, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn giúp điều trị mụn quanh miệng hiệu quả.
  • Mật ong: Tương tự như bột nghệ, mật ong cũng có tính kháng viêm cao và có khả năng chữa lành vết thương cao. Đây là nguyên liệu tự nhiên giúp hạn chế hạn đầu đen và mụn đầu trắng. Các thành phần kháng khuẩn sẽ giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và hạn chế sự xuất hiện mụn trên da.

>>> Tìm hiểu: Top 5 cách trị mụn tại nhà cực hiệu quả trong thời gian ngắn

Cách trị mụn quanh miệng bằng thuốc không kê đơn (OTC)

Các loại thuốc không kê đơn có thể điều trị mụn ở mức độ nhẹ tới mức độ vừa. Bạn có thể sử dụng thuốc bôi để trị những nốt mụn sưng viêm:

  • Salicylic acid (SA): là một beta hydroxy acid có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm cao giúp cải thiện mụn quanh miệng và ngăn ngừa mụn bùng phát.
  • Benzoyl peroxide: Hỗ trợ kháng khuẩn ngăn chặn tình trạng mụn viêm và làm thông thoáng lỗ chân lông. Ngoài ra, Benzoyl Peroxide còn  giúp làm khô các tổn thương da do mụn trứng cá để lại và có hiệu quả cho cả mụn trứng cá viêm và không viêm.
  • Điều trị bằng thuốc: Một số thuốc kháng sinh phổ biến như doxycycline, minocycline and erythromycin giúp điều trị mụn quanh miệng và cằm hiệu quả. Bạn nên có sự tư vấn và sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ da liễu vì các thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ.
  • Các phương pháp khác: Nếu những phương pháp điều trị trên không hiệu quả và tình trạng mụn quanh miệng của bạn bị sưng viêm nghiêm trọng bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để được khám và đứa ra các cách trị mụn quanh miệng có tác động mạnh hơn như thuốc uống Isotretinoin, Laser, chemical peel (Peel da hóa học). 

>>> Đọc thêm: Các loại thuốc trị mụn trứng cá, bạn đã biết chưa?

Tình trạng mụn mọc quanh miệng có thể nghiêm trọng hơn, thậm chí bạn có thể bị tái lại nếu không có những phòng ngừa và cách điều trị mụn quanh miệng đúng cách. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu về mụn quanh miệng và cách điều trị mụn quanh miệng an toàn và hiệu quả.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 26/04/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo