backup og meta

Tuân thủ 7 cách ngăn ngừa nám da để da nhanh trắng sáng trở lại

Tuân thủ 7 cách ngăn ngừa nám da để da nhanh trắng sáng trở lại

Tuy nám da mặt không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ. Các mảng nám có thể kéo dài trong thời gian dài hoặc vĩnh viễn. 7 cách ngăn ngừa nám da sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ da, tránh bị nám.

Nám da là gì và nguyên nhân gây nám

Nám da là một chứng rối loạn da phổ biến, bao gồm các mảng màu nâu nhạt, nâu sẫm hoặc xám xanh trên da. Chúng thường có bề mặt phẳng hoặc các đốm sạm da trông giống như tàn nhang. Nám thường xuất hiện ở một số khu vực da như: 2 bên má, môi trên, trán, cánh tay,.. 

 Có 2 nguyên nhân cơ bản khiến bạn bị nám da:

  • Bức xạ (tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy được, tia hồng ngoại)
  • Nội tiết tố.

cách ngăn ngừa nám da và nguyên nhân

Trên thực tế, nám da có thể ảnh hưởng ở bất kỳ bộ phận nào trên làn da nếu để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, tình trạng nám da thường trở nên trầm trọng hơn vào mùa hè, và thuyên giảm dần khi chuyển sang mùa đông. Ngoài ra, nám da thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai. Nhìn chung, có đến khoảng 15%-50% phụ nữ mang thai bị nám da, thường bắt đầu từ độ tuổi 20-40.  

Bên cạnh đó, vẫn còn 1 số nguyên nhân khác có thể gây ra nám da như: uống thuốc chống co giật, dùng thuốc tránh thai chứa estrogenprogesterone, di truyền, mắc bệnh tuyến giáp, rối loạn hormone, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng…

Đối tượng có nguy cơ bị nám da

Những ai sở hữu làn da trắng thường ít bị nám hơn khi so với những người có làn da nâu rám nắng. Theo thống kê thì phụ nữ thường dễ bị nám hơn nam giới, trong đó chỉ có 10% trường hợp nám da ở nam giới, 90% còn lại nằm ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ có nguy cơ cao bị nám da. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ bị nám nếu có sử dụng thuốc tránh thai hoặc bị rối loạn nội tiết tố.

7 cách ngăn ngừa nám da hàng đầu được bác sĩ khuyến nghị

Hầu hết các trường hợp nám da sẽ mờ dần theo thời gian, đặc biệt khi làn da được bảo vệ tốt khỏi ánh nắng mặt trời và các nguồn ánh sáng khác. Tuy nhiên, nám da sẽ không thể tự khỏi khi bạn đang mang thai, hoặc đang dùng các biện pháp tránh thai bằng hormone. Tình trạng nám da có thể phai dần trong vòng 3 tháng kể từ lúc sau khi bạn sinh con.

Thật không may, tới thời điểm này, vẫn chưa có phương pháp điều trị nám da dứt điểm. Vì thế, tốt nhất là bạn vẫn nên tham khảo 7 biện pháp ngăn ngừa nám da ngay sau đây để bảo vệ làn da một cách trọn vẹn:

1. Cách phòng chống nám da mặt: Bôi kem chống nắng hằng ngày 

Tia UV từ ánh nắng mặt trời không những kích thích làn da tăng cường sản xuất melanin mà còn còn đẩy nhanh diễn tiến nám da ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, việc bôi kem chống nắng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện nám da.

Vì ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân lớn nhất gây ra nám, nên bạn cần chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30, với độ quang phổ rộng có thể chống được cả tia UVA và UVB. 

cách ngăn ngừa nám da bằng kem chống nắng

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm mua các loại kem chống nắng vật lý chứa các thành phần chống nắng như Titanium Dioxide hoặc Zinc Oxide để bảo vệ da tối ưu. Để biết cách sử dụng kem chống nắng sao cho đạt hiệu quả tối ưu, bạn có thể đọc thêm bài viết: Bôi kem chống nắng bao nhiêu là đủ? Khi nào nên dặm lại?

2. Cách ngăn ngừa nám da: Bảo vệ da bằng các trang bị chống nắng

Đội mũ rộng vành, đeo kính râm là cách phòng nám da mặt, giúp bảo vệ làn da khỏi những tổn thương từ các tia cực tím. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ra ngoài đường trong khung giờ có nắng gắt từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều để giảm thiểu tác động của tia UV lên làn da.

3. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ

Các sản phẩm chăm sóc làm dịu da không chứa các thành phần gây châm chích, an toàn cho da và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để an toàn, bạn nên test thử sản phẩm lên 1 vùng da trên cánh tay nhằm giảm thiểu rủi ro dị ứng da, có thể làm bào mòn da hay mỏng da nếu sản phẩm không phù hợp.

4. Không nên dùng các phương pháp điều trị nội tiết tố

Bạn nên tránh xa các biện pháp điều trị nội tiết tố, cụ thể là những phương pháp điều trị liên quan đến estrogen, vì có thể gây ra hiện tượng nám da.

>>> Bạn có thể quan tâm: 7 mặt nạ trị nám tự nhiên an toàn tại nhà

5. Hạn chế dùng các thiết bị có ánh sáng xanh, đèn LED

cách ngăn ngừa nám da

Cắt giảm tần suất sử dụng các thiết bị điện tử là cách ngăn ngừa nám da mà bạn nên cân nhắc. Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng LED từ ti vi, laptop, smartphone, ipad,… sẽ làm gia tăng nguy cơ nám và sạm da thêm nặng hơn.

6. Ngưng sản phẩm chăm sóc da ngay khi nhận thấy bất thường

Ngưng hẳn trang điểm nếu bạn cảm thấy làn da bắt đầu trở nên ngứa ngáy. Hoặc bạn có thể thay đổi các sản phẩm chăm sóc da có chứa hương liệu, dễ gây kích ứng da qua các sản phẩm thiên nhiên lành tính hơn. 

Ngày nay trên thị trường còn “trôi nổi” vô vàn các sản phẩm hàng giả, kém chất lượng chứa có hóa chất độc hại gây tổn thương làn da bạn. Vì thế, bạn cần nắm rõ 1 quy tắc rằng hiệu quả của sản phẩm chăm sóc da càng nhanh chóng sẽ đi đôi với tác dụng phụ, rủi ro bị kích ứng da càng cao. Ngay khi nhận thấy da có biểu hiện bất thường, gây khó chịu sau khi dùng các sản phẩm chăm sóc dam bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức. 

>>> Bạn có thể quan tâm: TOP 8 cách trị nám da bằng trái cây hiệu quả

7. Bổ sung nhiều vitamin D trong khẩu phần ăn

Bạn cần hết sức lưu ý là nếu vấn đề nám da là do yếu tố di truyền hoặc nám da do mang thai, thì bạn khó có thể ngăn ngừa nám da bằng các cách trên. Tuy nhiên, một chế độ ăn giàu vitamin bao gồm thịt, ngũ cốc, dầu cá và trứng được bổ sung đủ 2.000 IU (International Unit) trong 1 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng nám da mặt hiệu quả.

Để đảm bảo làn da có sức đề kháng tốt, uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp làn da bạn luôn tươi trẻ, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường và ngăn ngừa lão hóa sạm da.

Trên đây là 7 cách ngăn ngừa nám da bạn có thể thực hành ngay. Trong quá trình chăm sóc da, khi bạn nhận thấy bất kỳ các dấu hiệu như: kích ứng da, da xỉn màu sạm đen ngày càng trầm trọng, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ da liễu, tránh chậm trễ vì có thể sẽ dẫn đến tình trạng nám chân sâu, rất khó để điều trị.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Melasma https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21454-melasma Ngày truy cập: 15/1/2022

Melasma: Diagnosis and treatment https://www.aad.org/public/diseases/a-z/melasma-treatment Ngày truy cập: 15/1/2022

Melasma https://www.bad.org.uk/for-the-public/patient-information-leaflets/melasma/?showmore=1&returnlink#.YeKMbP5Bw2w Ngày truy cập: 15/1/2022

Melasma https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459271/ Ngày truy cập: 15/1/2022

Unmasking the causes and treatments of melasma https://www.health.harvard.edu/womens-health/unmasking-the-causes-and-treatments-of-melasma Ngày truy cập: 15/1/2022

Melasma https://www1.racgp.org.au/ajgp/2021/december/melasma Ngày truy cập: 15/1/2022

What is hyperpigmentation and how can it be prevented? https://www.openaccessgovernment.org/what-is-hyperpigmentation-and-how-can-you-prevent-it/115203/ Ngày truy cập: 15/1/2022

Phiên bản hiện tại

17/01/2022

Tác giả: Vy Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng

Cách trị nám tàn nhang: Làm sao để nhanh hết nám?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 17/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo