backup og meta

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học để bảo vệ làn da

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học để bảo vệ làn da

Khi nhắc đến việc lựa chọn kem chống nắng, chúng ta đa phần không để ý nhiều đến loại kem chống nắng mà chúng ta mua, miễn là có chỉ số SPF đủ cao là được. Tuy nhiên, mỗi loại kem chống nắng chắc chắn luôn có sự khác biệt và “sinh ra” là dành cho một loại da nào đó, có thể phù hợp với bạn hoặc không. Các cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ da tối ưu nhất.

Mặc dù so với việc không dùng thì có sử dụng kem chống nắng vẫn hơn, nhưng nếu bạn biết phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học và chọn đúng sản phẩm chính là cách bảo vệ tốt nhất cho làn da yêu quý của bạn khỏi các loại bệnh về da, lão hóa da hay thậm chí là ung thư da.

Kem chống nắng được chia làm 2 loại phổ biến nhất: vật lý và hóa học.

1. Cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Kem chống nắng vật lý là gì?

Đặc điểm nhận dạng:

Kem chống nắng vật lý (hay còn gọi là “sunblock”) là loại kem chống nắng được điều chế từ các thành phần khoáng chất tự nhiên. Khi thoa sẽ có một lớp kem trắng trên da đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ với khả năng phản xạ, phát tán tia UV khiến chúng không thể xuyên qua da.

Thành phần kem chống nắng vật lý thường có: zinc oxide, titanium dioxide

Ưu điểm:

  • Lành tính, ít gây kích ứng, bảo vệ da bền vững trong thời gian dài.
  • Có thể ra đường ngay sau khi thoa.

Nhược điểm:

Do chất kem khá dày nên dễ gây bí da, khiến da bóng nhờn và có nguy cơ cao gây mụn cho làn da bạn. Ngoài ra, sử dụng kem chống nắng vật lý cũng hay để lại vệt trắng nhem nhuốc, lớp kem chỉ nằm trên bề mặt nên khiến da trắng bạch mất thẩm mỹ.

Kem chống nắng hóa học là gì?

Đặc điểm nhận dạng:

Kem chống nắng hóa học (hay còn gọi là “sunscreen”) được điều chế từ những thành phần hóa học. Thay vì phản xạ lại tia UV trước khi chúng tiếp xúc da như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ các tia UV này và phân hủy, xử lý trước khi chúng gây nguy hại cho da.

Thành phần kem chống nắng hóa học thường có: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…

Với các thành phần trong kem chống nắng hóa học, bạn cần đọc cẩn thận xem sản phẩm có chứa các chất gây kích ứng cho da bạn hay không.

Mẹo nhanh để phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học: nếu không có zinc oxide và titanium dioxide thì đích thị đó là kem chống nắng hóa học.

>>> Đọc thêm: Top 8 Kem chống nắng dành cho da khô: Chọn sao cho đúng?

Ưu điểm:

Thấm nhanh vào da, khô thoáng, không gây bóng dầu, không để lại lớp màu trên da. Dùng kem chống nắng hóa học sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều vì lượng kem sử dụng cũng ít hơn so với kem chống nắng vật lý. Đồng thời, kem chống nắng hóa học cũng dễ tiệp vào màu da hơn, có thể được sử dụng để thay kem lót trang điểm.

Nhược điểm:

Sau khi thoa kem chống nắng, cần chờ 15 – 20 phút cho kem hấp thụ vào da rồi mới có thể ra ngoài trời.

Thường xuyên thoa lại sau 2 – 3 tiếng nếu làm việc, vui chơi ngoài trời vì chúng không bền vững trên da khi tiếp xúc ánh nắng.

Các thành phần trong kem chống nắng hóa học có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt với những người sở hữu làn da nhạy cảm.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học

Nắm bắt được ưu và nhược điểm của cả hai dạng kem chống nắng vật lý và hóa học mà dạng “con lai” của chúng đã ra đời. Như vậy bạn không cần đau đầu phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học trước khi mua nữa.

Các dòng sản phẩm chống nắng lai vật lý và hóa học này đều có chứa các thành phần hóa học và khoáng chất tự nhiên bảo vệ da khỏi tia UV.

Ngoài ra, với dạng kem chống nắng hóa học và vật lý này, bạn hoàn toàn có thể thừa hưởng các “tinh hoa” vốn có của cả hai dạng: thấm nhanh, không gây bết dính, nặng mặt, ít để lại màng trắng, ít gây kích ứng cho da.

>>> Bạn có thể quan tâm: Những sự thật cần biết về kem chống nắng

Cách chọn đúng loại sau khi phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

1. Kem chống nắng hóa học là lựa chọn tốt nhất trước khi bạn make – up

Với khả năng thấm nhanh vào da và không để lại “vết tích” sau khi thoa, kem chống nắng hóa học là sự lựa chọn bảo vệ da tuyệt vời cho bạn trước khi bắt đầu các bước trang điểm.

Trên thực tế, hiện nay các dòng mỹ phẩm đều có chỉ số SPF chống nắng từ thấp đến cao để bạn có thể đa dạng sự chọn lựa. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, làn da, đặc biệt da mặt, cần được bảo vệ phổ rộng (chống lại tia UVA, UVB) thay vì chỉ có chỉ số SPF chống lại tia UVB trong mỹ phẩm.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học là một lựa chọn thay thế cho bạn nếu bạn có làn da nhạy cảm dễ kích ứng.

Gợi ý thêm cho bạn: “Thủ sẵn” một loại phấn phủ có chỉ số SPF 15 – 20 để có thể touch up lại (dặm phấn) nếu da bạn dễ tiết dầu nhờn và mồ hôi, không cần phải thoa lại kem chống nắng rất phiền phức.

phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

2. Kem chống nắng vật lý sẽ tốt hơn với làn da dễ bị ửng đỏ khi gặp nắng nóng

Bạn có hay bị nổi các nốt ửng đỏ hai bên má hay thậm chí cả gương mặt khi trời nóng hay tiếp xúc với ánh nắng? Nếu câu trả lời là có thì loại kem chống nắng vật lý sẽ tốt và an toàn hơn cho bạn.

Bởi với nguyên lý hấp thụ tia UV vốn có của các loại chống nắng hóa học, tia cực tím sẽ xuyên qua da và chuyển đổi thành những tia nhiệt đào thải trở lại môi trường, nên nếu sử dụng dạng kem chống nắng này, da bạn sẽ đỏ ửng như quả cà chua hơn đấy! Vì thế bạn hãy phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học và lựa chọn thật kỹ trước khi dùng nhé.

3. Khi đi bơi, kem chống nắng vật lý hay hóa học đều được, miễn có khả năng chống nước

Bạn có thể cân nhắc sử dụng một trong hai dạng kem chống nắng tùy theo sở thích và tình trạng da của bạn nếu dự định đi bơi hay tiếp xúc nhiều với nước, dễ đổ mồ hôi.

Lúc này bạn cần để ý trên bao bì có đề “Water Resistant” hoặc “Waterproof” (chống thấm nước) hay không? Những loại này có thể giúp bảo vệ làn da của bạn lên đến 1 giờ khi tiếp xúc với nước, sau đó cần thoa lại ngay để đạt hiệu quả chống nắng tối đa.


Lưu ý không kém quan trọng rằng, kem chống nắng không phải là tất cả, hãy đảm bảo rằng da bạn có thể tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đến mức tối thiểu.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bí quyết ít người biết về cách chọn kem chống nắng

Hy vọng qua bài viết bạn đã biết cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học cũng như lựa chọn sử dụng. Bạn nên kết hợp sử dụng kem chống nắng với mặc quần áo chống nắng, đội nón rộng vành, đeo kính mát khi ra đường. Làm vậy sẽ giúp làn da bạn được bảo vệ tối ưu, hạn chế khả năng gây hại từ tia cực tím, từ đó cũng đem lại làn da trắng sáng và tươi trẻ hơn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The difference between physical and chemical sunscreen https://www.piedmont.org/living-better/the-difference-between-physical-and-chemical-sunscreen Ngày truy cập: 27/2/2022

Get the Most Out of Your Sunscreen https://www.skincancer.org/blog/get-the-most-out-of-your-sunscreen/ Ngày truy cập: 27/2/2022

Flament F, et al. (2013). Effect of the sun on visible clinical signs of aging in Caucasian skin. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC3790843/ Ngày truy cập: 27/2/2022

Sun damage: Protecting yourself. (2015). https://my.clevelandclinic.org/health/articles/5240-sun-damage-protecting-yourself Ngày truy cập: 27/2/2022

Sunscreen FAQs. (n.d.). https://www.aad.org/public/everyday-care/sun-protection/sunscreen-patients/sunscreen-faqs Ngày truy cập: 27/2/2022

The trouble with ingredients in sunscreens. (n.d.). https://www.ewg.org/sunscreen/report/the-trouble-with-sunscreen-chemicals/ Ngày truy cập: 27/2/2022

Topical sunscreen agents https://dermnetnz.org/topics/topical-sunscreen-agents Ngày truy cập: 27/2/2022

Confused About Sunscreen Ingredients? Here’s What We’ve Learned https://www.npr.org/sections/health-shots/2019/08/04/747648291/confused-about-sunscreen-ingredients-heres-what-we-ve-learned Ngày truy cập: 27/2/2022

Physical vs. Chemical sunscreens https://www.gundersenhealth.org/health-wellness/publications/gundersen-magazine/spring-2018/physical-vs-chemical-sunscreens/ Ngày truy cập: 27/2/2022

How to Choose Your Sunscreen https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/health-and-wellness/2019/june/how-to-choose-your-sunscreen Ngày truy cập: 27/2/2022

Sunscreen https://www.chemicalsafetyfacts.org/sunscreen/ Ngày truy cập: 27/2/2022

Is sunscreen safe https://www.aad.org/public/everyday-care/sun-protection/sunscreen-patients/is-sunscreen-safe Ngày truy cập: 27/2/2022

Phiên bản hiện tại

06/09/2024

Tác giả: Vi Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

Serum trị mụn: Cách chọn đúng và dùng đúng để da sạch mụn

Cách chọn kem chống nắng tốt nhất cho làn da của bạn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Nguyễn · Ngày cập nhật: 06/09/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo