- Bước 1: Để bắt đầu, bác sĩ sẽ làm sạch khu vực xung quanh vết sẹo mụn. Các rìa sẹo có thể được xác định bằng các điểm đánh dấu phẫu thuật, điều chỉnh ánh sáng từ trên cao để khoanh vùng các vết sẹo lõm.
- Bước 2: Sau đó, bác sĩ sẽ bôi thuốc tê cục bộ để làm đông và làm tê da của bạn, giúp bạn không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện.

Nguồn: dermnetnz
- Bước 3: Tiếp theo, bác sĩ tiếp tục đưa 1 cây kim theo chiều ngang vào da, tiến sâu vào lớp hạ bì và di chuyển qua lại theo hình cánh quạt ngay vị trí bên dưới vết sẹo. Điều này giúp giải phóng vết sẹo khỏi mô bên dưới. Kim được quay 90 độ và di chuyển một lần nữa theo chuyển động giống như cánh quạt qua vết sẹo trên da. Cuối cùng, kim được rút ra và vắt theo chu vi xung quanh điểm thoát để ngăn hình thành khối máu tụ lớn do chảy máu.

Nguồn: aestheticsjournal
- Bước 4: Sau khi quy trình kết thúc, bác sĩ thường dùng áp lực thủ công và nước đá để chườm lạnh lên vết thương trong vòng vài phút để giúp ngưng chảy máu và tình trạng viêm nhiễm. Bạn sẽ được theo dõi trong khoảng thời gian 1-2 giờ sau khi làm thủ tục trước khi có thể rời phòng khám.
Số lượng và cường độ các cuộc tiểu phẫu bóc tách sẹo sẽ được giới hạn trong lần điều trị đầu tiên để quan sát phản ứng của bệnh nhân, đặc biệt khi điều trị cắt đáy sẹo các khu vực có khuynh hướng phì đại sau khi bóc tách sẹo. Quá trình này sẽ được lặp lại tùy theo kích thước và hình dạng của sẹo.
Ưu điểm của phương pháp cắt đáy sẹo
So với với những phương pháp điều trị sẹo khác thì phương pháp bóc tách sẹo có những ưu điểm sao:
- Phương pháp bóc tách sẹo hiệu quả đối với sẹo lâu năm, sẹo sâu
- Có thể cắt đứt giữa chân đáy sẹo và bề mặt da giúp đẩy sẹo nhanh hơn
- Có thể thấy rõ kết quả sau vài lần điều trị cắt đáy sẹo
Chăm sóc da sau khi làm thủ thuật
- Tránh chạm tay vào mặt. Bạn nên tránh chạm tay vào mặt và đảm bảo tay luôn trong trạng thái sạch sẽ. Điều này sẽ giúp hạn chế đưa trực tiếp vi khuẩn lên bề mặt da.
- Làm sạch da mặt. Điều quan trọng là bạn cần phải làm sạch da mặt 2 lần/ngày (đợi 48 tiếng sau khi làm thủ thuật để làm sạch da mặt và từ 8-12 giờ cho lần vệ sinh da mặt tiếp theo)
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tránh thức ăn và đồ uống nóng (nhiệt độ nóng) trong 24 giờ đầu tiên sau khi làm thủ thuật. Ngoài ra, không nên tập thể dục mạnh hoặc dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu nào như ibuprofen và aspirin trong 48 giờ sau đó.
- Duy trì trị mụn. Việc tiếp tục duy trì chế độ trị mụn vài ngày sau khi làm thủ thuật là điều quan trọng để ngăn ngừa mụn nổi nhiều hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu của bạn để biết thời gian chính xác.
- Bảo vệ da trước tác hại ánh nắng. Bạn nên tránh nắng hoặc chống nắng thật kỹ khi ra đường bằng cách sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở lên, hoặc mặc đồ dài tay để bảo vệ làn da tối ưu.
- Không cạy mụn. Thông thường sau khi bóc tách mụn từ 7-10 ngày, làn da bắt đầu đóng vảy. Bạn tuyệt đối không nên tự ý cạy mà hãy để vảy được bong tự nhiên, tránh tổn thương da.
>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn bọc để lại sẹo rỗ, đâu là giải pháp điều trị hiệu quả?

Các tác dụng phụ
Sau khi làm thủ thuật cắt đáy sẹo này, bạn không chỉ cảm thấy đau mà còn bị sưng và bầm tím tại chỗ tiêm sau khi cắt đáy sẹo. Một số tác dụng phụ khi thực hiện bóc tách sẹo như:
- Nhiễm trùng trong hoặc xung quanh chỗ tiêm (thường biểu hiện dưới dạng mụn sẩn hoặc mụn mủ cục bộ)
- Thay đổi màu da, tăng sắc tố da tạm thời sau viêm
- Chấn thương dây thần kinh hoặc mạch máu, rất có thể ở các vị trí hàm dưới, thái dương và trước não thất
- Tụ máu xung quanh vết sẹo (các khối tụ máu nhỏ là điều bình thường)
- Sẹo phì đại (5–10%) hoặc sẹo lồi, thường xuất hiện ở vùng da quanh mắt, nếp gấp, mụn thịt và môi trên
Mất bao lâu để lành vết thương?
Trong 24-48 giờ đầu tiên, da bạn sẽ cảm thấy mềm và đau là điều hoàn toàn bình thường. Tình trạng đau, sưng và bầm tím thường mất từ 1-2 tuần để tự chữa lành. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm để hỗ trợ quá trình chữa bệnh trong 5-7 ngày sau khi điều trị bất kỳ cơn đau hoặc kích ứng kéo dài nào. Số buổi điều trị bạn cần sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết sẹo, cũng như khả năng hình thành mô sẹo của cơ thể. Đôi khi, có thể mất vài tháng để vết sẹo dần mờ đi.
Các phương pháp thay thế
Bóc tách sẹo có thể được khuyến khích khi kết hợp với các phương pháp điều trị y tế khác để làm giảm sự xuất hiện của sẹo và đẩy nhanh hiệu quả. Các phương pháp điều trị này có thể bao gồm:
- Retinoids tại chỗ. Các loại thuốc bôi kê đơn này có chứa vitamin A, có công dụng giúp làm mờ sẹo.
- Microneedling. Quy trình tại phòng khám này sử dụng các đầu kim siêu nhỏ để kích thích sản sinh collagen. Và có thể được thực hiện an toàn sau hơn 1 ngày bóc tách sẹo.
- Mài da (Dermabrasion). Kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng bàn chải sắt để tẩy tế bào chết lớp da trên cùng của bạn. Phương pháp này thường hiệu quả nhất đối với các vết sẹo nông.
- Điều trị bằng laser. Phương pháp điều trị này bao gồm việc sử dụng tia laser để loại bỏ lớp da trên cùng của bạn và giúp chữa lành sẹo.
- Mặt nạ hóa học. Lột da bằng hóa chất cũng giúp cải thiện sẹo bằng cách loại bỏ lớp da trên cùng.
Mất bao lâu để thấy hiệu quả?
Thông thường quy trình này được lặp lại từ 3-6 lần với ít nhất 4 tuần giữa mỗi lần điều trị.
Kết quả thường được nhìn thấy sau từ 1 đến 3 tháng. Sau đó, làn da sẽ được tiếp tục tái tạo cho đến một năm sau khi điều trị. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của phương pháp bóc tách sẹo là giúp cải thiện sẹo mụn chứ không phải làm sẹo biến mất hoàn toàn. Do đó, mức độ cải thiện phần lớn sẽ phụ thuộc vào loại sẹo và màu da của từng người.
Bên cạnh đó bạn cần nhớ rằng bóc tách sẹo không được dành cho tất cả các loại sẹo mụn, đặc biệt là không dùng để điều trị sẹo lồi.
Bóc tách sẹo được xem là thủ thuật ngoại trú an toàn và hiệu quả để giảm sự xuất hiện của sẹo mụn. Những vết thâm sau khi bóc tách sẹo là một biểu hiện tất yếu trong quá trình lành vết thương, vì thế sẽ tự mờ dần và biến mất sau một khoảng thời gian (tùy theo cơ địa của từng người). Nếu bạn muốn biết thêm về phương pháp bóc tách sẹo, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem bạn có phù hợp với cách điều trị này hay không trước khi áp dụng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!