Ngoài ra, laser còn phá vỡ sự liên kết của melanin, giúp làm giảm tình trạng thâm, nám, sạm và giúp da trắng sáng, mịn màng.
2. Phương pháp lăn kim trị sẹo

Lăn kim trị sẹo lõm là phương pháp sử dụng các đầu kim nhỏ được thiết kế “đặc biệt”, tác động trực tiếp vào vùng da bị sẹo tạo ra những “tổn thương giả”. Mục đích của phương pháp này là kích hoạt cơ chế tự làm lành thương của cơ thể, đồng thời đưa trực tiếp dưỡng chất vào, giúp nuôi dưỡng, phục hồi và làm lành những hư tổn từ sâu bên trong. Đặc biệt, phương pháp lăn kim trị sẹo giúp vết thương tự phục hồi mà vẫn giữ mô da nguyên vẹn, không gây tổn thương nào đáng kể.
Bạn nên chọn lựa điều trị lăn kim tại cơ sở uy tín để đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, mụn cám và tăng sắc tố da.
>>> Đọc thêm: Sẹo lõm thủy đậu có chữa được không?
3. Cách trị sẹo lõm trên mặt bằng phương pháp bóc tách sẹo (Subcision)
Chân sẹo được cấu thành từ những sợi mô liên kết. Sau một thời gian không được điều trị, các chân sẹo sẽ bị xơ hóa dẫn đến chai lì. Lúc đó, máu không thể đến nuôi dưỡng vùng đáy sẹo khiến cho phần da phía trên ngày càng khô và thiếu sức sống. Bóc tách sẹo (subcision) là phương pháp sử dụng một kim y khoa để tiến hành đâm xuyên qua bề mặt da, phá vỡ các sợi liên kết với sẹo ở bên dưới. Điều này giúp giải phóng bề mặt da ra khỏi các sợi xơ cứng bên dưới và nhấc bề mặt da lên làm da đầy lên nhanh hơn.
Phương pháp bóc tách sẹo có thể mang lại hiệu quả cho người bị sẹo rỗ nặng và sẹo lâu năm. Do bóc tách sẹo là phương pháp có tính xâm lấn nên đôi khi sẽ để lại một số vết thâm trên da sau khi điều trị. Những vết thâm này là biểu hiện bình thường trong quá trình làm lành vết thương, sau đó sẽ mờ dần và biến mất sau một khoảng thời gian, thường là từ 4-6 tuần tùy theo cơ địa mỗi người.
>>> Bạn có thể quan tâm: “Lấp đầy” sẹo lõm không khó như bạn nghĩ
4. Phương pháp laser và tiêm chất làm đầy
Một trong những cách trị sẹo lõm mới xuất hiện đó chính là chỉnh hình sẹo bằng tia laser. Cường độ mạnh của tia laser được sử dụng để điều trị làn da bị tổn thương. Laser xâm lấn tạo điều kiện cho tế bào da mới bắt đầu phát triển trên mặt vết sẹo. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp kích hoạt sự sản sinh collagen mà không làm tổn thương bề mặt da. Collagen được ví như một loại xi măng của da, giúp làm đầy vết sẹo hiệu quả.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!