• Bạn có tàn nhang: Làn da của bạn bị tối màu, lấm tấm đốm nâu.
• Bạn có vết sẹo: Chúng có thể là sẹo mụn hoặc sẹo sau một tổn thương nào đó trên da. Những vết sẹo này có thể không màu hoặc gia tăng màu đôi chút.
• Da bạn mỏng đến nỗi nổi mạch máu: Nghĩa là tình trạng những mạch máu có thể nhìn thấy rõ trên da của bạn khi quan sát bằng mắt thường.
• Da bạn bị tối màu: Hiện tượng này xảy ra khi cấu trúc da bị yếu do thiếu hụt collagen và elastin.
Trên thực tế, tái tạo bề mặt da có nhiều cách thực hiện. Một số cách sẽ không tác động quá sâu vào da và cần làm đi làm lại nhiều lần để có hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó, một số cách khác sẽ tác động mạnh mẽ hơn nên bạn có thể gặp một số nguy cơ khác.
Vì thế, bạn hãy chia sẻ rõ ràng với chuyên viên điều trị về bất kỳ tình trạng nào liên quan đến sức khỏe của bản thân, từ việc bạn có từng bị dị ứng với loại thuốc nào cho đến việc bạn có từng thực hiện phẫu thuật nào hay không, hoặc gần đây bạn từng uống loại thuốc gì. Điều này sẽ giúp chuyên gia quyết định chính xác hơn khi lựa chọn phương pháp tái tạo da phù hợp với bạn.
Khi nào bạn nên thực hiện tái tạo da bề mặt?

Để tái tạo bề mặt ngoài của da, liệu pháp điều trị sẽ giúp giảm mụn, làm phẳng sẹo mụn sâu, làm sáng các đốm đồi mồi và làm giảm các nếp nhăn. Mỗi ca phẫu thuật sẽ bắt đầu sau khi thảo luận với bác sĩ về một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến thủ thuật, ví dụ như tuổi, loại da và màu da, sắc tộc…
Nếu bạn có làn da tối màu hoặc đang gặp các vấn đề về da như dị ứng, vết bỏng cũ, vết sẹo xấu hoặc tiếp xúc với bức xạ, bác sĩ có thể cho những đánh giá đặc biệt để xác định xem bạn có phù hợp với liệu pháp này không. Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đã từng có những vết lở miệng và mụn rộp xung quanh miệng.
Bạn rất nên thử phương pháp điều trị tái tạo bề mặt da nếu có nếp nhăn, da bị tổn thương do ánh nắng, các nếp nhăn dọc xung quanh miệng, có “chân chim” xung quanh mắt hoặc một số tổn thương da vùng bên dưới mắt.
Ngoài ra, phương pháp điều trị này còn rất lý tưởng để trị nếp nhăn rõ vùng mí mắt trên, nám da hoặc da loang lổ màu, một vài tổn thương da tiền ung thư, sẹo mụn trứng cá hay thủy đậu, vết sẹo bề mặt do một chấn thương trong quá khứ.
Khi nào không nên sử dụng liệu pháp tái tạo bề mặt da?
Hãy nhớ rằng, không phải người nào cũng có thể sử dụng phương pháp làm đẹp này cũng như việc tái tạo bề mặt da không hẳn sẽ tương thích với mọi loại da. Bạn có thể không phải là “ứng cử viên phù hợp” cho liệu trình tái tạo da nếu như bạn đang bị:
- Mụn đang hoành hành quá nhiều;
- Sẹo mụn của bạn quá sâu;
- Bạn đã và đang sử dụng thuốc trị mụn mang thành phần isotretinoin (ví dụ như thuốc acnotin hoặc accutane) trong suốt 2 năm gần đây;
- Bạn đang mang bầu hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ;
- Bạn từng bị lở miệng (do nhiễm virus herper simplex);
- Hệ miễn dịch của bạn yếu, bạn đang bị tiểu đườnghoặc bệnh tự miễn dịch;
- Bạn từng trị liệu bằng phương pháp bức xạ trên da mặt;
- Mô sẹo phát triển quá mạnh (tình trạng sẹo lồi).
Ngoài ra, vẫn còn trường hợp: Khi sử dụng mặt nạ hóa học AHA – kỹ thuật tái tạo bề mặt da ở mức độ nông nhất, đôi khi bạn sẽ gặp những kích ứng da nhẹ và tạm thời. Mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng có thể xuất hiện trên da sau các thủ thuật. Những rối loạn này thường biến mất khi bạn sử dụng một sữa rửa mặt nhẹ, nhưng về sau, chúng có thể cần phải được loại bỏ bằng phẫu thuật nếu nơi điều trị cho bạn kém chất lượng.
Một số người dễ bị hình thành sẹo lồi hoặc sẹo dày lên và điều này khá khó để dự đoán diễn tiến. Một số thuốc có hiệu quả để điều trị các biến chứng như vậy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ít gặp, mô sẹo có thể ở lại vĩnh viễn. Bên cạnh tác dụng tẩy trắng của mặt nạ phenol, các phương pháp điều trị khác đôi khi có thể tạo ra những thay đổi màu sắc không mong muốn hoặc nổi nhọt trên da.
Chăm sóc phục hồi sau khi điều tái tạo bề mặt da
Rủi ro gặp phải sau khi điều trị tái tạo bề mặt da
Phương pháp tái tạo da bằng laser có thể để lại một số biến chứng sau:
• Kích ứng da: Vùng da có thể bị sưng, ngứa hoặc đau trong thời gian điều trị;
• Da bị đỏ (hồng ban): Thường kéo dài khoảng 6-12 tuần. Đối với những trường hợp nặng hơn, mẩn đỏ có thể kéo dài đến 6-12 tháng;
• Thay đổi màu da (nám): Da bạn sẽ bị thâm hoặc sáng màu hơn nhưng có thể giảm dần theo thời gian. Nếu không có biểu hiện thuyên giảm, bạn nên báo cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị;
• Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virus hoặc nấm xuất hiện ở vùng da điều trị và lan sang các phần còn lại của cơ thể;
• Sẹo: Hiếm khi để lại sẹo nhưng bạn có thể điều trị sẹo bằng thuốc theo tư vấn của bác sĩ;
• Ectropion: Đây là hiện tượng mi trên lồi ra ngoài dẫn đến hiện tượng sụp mi dưới. Đây là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và nhiều khả năng xảy ra ở những người đã trải qua phẫu thuật trên mi mắt dưới của họ.
Bạn có thể giảm nguy cơ xảy ra biến chứng bằng cách luôn che chắn cơ thể khi ra ngoài và chăm sóc làn da đúng cách.
Các bước chăm sóc da sau khi tái tạo bề mặt da

1. Giữ ẩm cho da
Những ngày đầu sau khi điều trị, vùng da cần được tăng cường độ ẩm bằng loại băng đặc biệt kín và có khả năng chịu nước, sau đó bạn có thể sử dụng các loại băng thông thường khác. Bạn nên dùng thuốc mỡ bảo vệ như dầu bôi trơn, giúp dưỡng ẩm vùng da mới được tái tạo.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng miếng gạc ngâm trong dung dịch muối pha loãng, vừa giúp giữ ẩm, vừa bảo vệ da tránh bụi bẩn bên ngoài.
2. Giữ cho làn da luôn sạch sẽ
Khi các tế bào chết và các chất tiết không được loại bỏ, có thể dẫn đến nhiễm trùng da và các biến chứng khác như sẹo. Vì vậy, giữ da sạch sẽ và miễn dịch tiết là rất quan trọng trong những ngày đầu tiên sau khi tái tạo bề mặt da bằng laser.
Nếu vệ sinh da mặt bằng miếng gạc ngâm, bạn nên thay mỗi 3 – 4 giờ để đảm bảo độ ẩm và vệ sinh.
3. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
Để ngăn ngừa sẹo và tổn thương da, bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khung giờ cao điểm từ 10 giờ đến 14 giờ. Hãy luôn mang theo các phụ kiện chống nắng như mũ và kính râm để tránh tia cực tím có thể gây tổn thương và cháy nắng làn da mới tái tạo.
Ngày nay, phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser khá phổ biến. Nhờ đó mà phụ nữ có thể sở hữu làn da trẻ trung, căng tràn sức sống, giảm những tác động của ánh nắng mặt trời và một số khiếm khuyết về da khác.
Trước khi thực hiện tái tạo bề mặt da, bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để xác định phương pháp điều trị tối ưu nhất cho làn da của mình. Việc trị liệu không chỉ phụ thuộc vào điều kiện da của từng người mà còn là tùy vào sức khỏe cá nhân hiện tại và trong quá khứ.